游客发表
发帖时间:2025-01-27 00:31:58
Hàng Việt chiếm trên 90% trong hệ thống siêu thị | |
Nông sản và các nhóm hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu đi đâu?àngViệttrầydatrócvảytrênsânnhàbang xep hang bong da duc 2 | |
Xác định hàng hoá của Việt Nam và sản xuất tại Việt Nam: Cần cụ thể và bao quát hơn |
Tỷ lệ hàng Việt tại các hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại chiếm tỷ trọng lên tới 70-90%. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Hàng Việt ngập tràn siêu thị
Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020 (Đề án) đã thực hiện được 6 năm, mang lại không ít kết quả tích cực.
Đến nay, sau khi triển khai Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020, hệ thống phân phối hàng hóa đã được phát triển rộng khắp trên cả nước. Trong thời gian qua đã thiết lập trên 100 điểm bán hàng Việt Nam tại các địa phương trên cả nước, hoàn thành mục tiêu đến năm 2020, 100% các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương triển khai trên địa bàn Chương trình xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam cố định và bền vững với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam“. Hiện trên toàn quốc có khoảng hơn 20.000 điểm bán hàng bình ổn thị trường, trong đó chủ yếu tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn và các hàng hóa thiết yếu Việt Nam... |
Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) so sánh, trước khi Đề án này ra đời, hệ thống phân phối hàng Việt vẫn chưa phủ khắp cả nước, hoạt động thiết lập hệ thống các điểm bán hàng Việt bền vững, đặc biệt tại các khu vực tập trung đông dân cư, khu công nghiệp, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo vẫn chưa nhiều cũng như hoạt động đưa hàng Việt về các khu vực trên vẫn thiếu tính ổn định. Đáng chú ý, khả năng cạnh tranh của một số hàng Việt vẫn còn thấp; liên kết của các DN trong chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ chưa ổn định…
Tuy nhiên, đến nay “bức tranh” hàng Việt tại thị trường nội địa đã có sự “lột xác” đáng kể. Trong hệ thống siêu thị của một số DN trong nước, hàng hoá sản xuất trong nước chiếm tỷ trọng lớn từ 80 - 90%. Cụ thể, Co.opmart (90-93%), Satra (90-95%), Vissan (95%), Vinmart (90%), BRG Retail (90%), hệ thống siêu thị Bách hóa Xanh (95%),... Bên cạnh đó, tỷ lệ hàng Việt tại các hệ siêu thị nước ngoài chiếm từ 60-96%. Cụ thể, Lotte (82% theo doanh thu và 84% theo số lượng mặt hàng), Big C (96% theo doanh thu), Aeon (80% theo mã hàng), Mega Market (95% theo mã hàng)... Đối với kênh bán lẻ truyền thống, tỷ lệ hàng Việt tại các chợ, cửa hàng tiện lợi chiếm tỷ lệ từ 60% trở lên.
“Theo báo cáo của các địa phương, tỷ lệ hàng Việt tại các hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại vẫn chiếm tỷ trọng cao (70-90%). Đây là con số ấn tượng sau nhiều năm triển khai Đề án, vượt mức chỉ tiêu đề ra”, ông Trần Duy Đông nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cũng đánh giá, Việt Nam đã thiết lập được hệ thống phân phối hàng hóa suốt từ Trung ương đến các địa bàn vùng sâu, xa ở các địa phương. Thông qua Chương trình phát triển thị trường nội địa gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, hàng hóa tại Việt Nam được tiêu thụ mạnh mẽ hơn, góp phần cho các DN sản xuất tại Việt Nam tiêu thụ được hàng hóa, qua đó có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt đặt trong bối cảnh DN phải đối đầu với hàng hóa của các nước đang phát triển có mặt tại Việt Nam hiện nay.
“Ngộp thở” với hàng ngoại nhập
Dù ngày càng khẳng định tốt hơn vị thế của mình trên thị trường nội địa, tuy nhiên ông Trần Duy Đông cũng chỉ rõ, hàng Việt đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với hàng hóa ngoại nhập về chất lượng, giá cả, mẫu mã… Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, tham gia nhiều FTA, hàng loạt FTA lớn đã và đang chuẩn bị bước vào giai đoạn thực thi đặt ra cho các DN Việt nhiều thách thức.
“Những quy định cụ thể về mở cửa thị trường và biện pháp kỹ thuật trong một số lĩnh vực sẽ tạo cơ hội cho DN, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của EU tiếp cận được thuận lợi hơn thị trường gần 100 triệu dân của Việt Nam, vì thế gia tăng áp lực cạnh tranh giữa các DN và hàng hóa Việt Nam với các DN phân phối, sản xuất lớn đến từ các nước thuộc EU vốn đã có tiềm lực rất mạnh, nguồn hàng hóa phong phú, dồi dào. Điều này có thể dẫn đến khả năng các DN phân phối, sản xuất trong nước dễ bị thâu tóm, chiếm lĩnh thị phần bởi các DN nước ngoài”, ông Trần Duy Đông phân tích sâu khi EVFTA bắt đầu có hiệu lực thực thi từ ngày 1/8 vừa qua.
Ngoài áp lực hàng ngoại, một số chuyên gia nhìn nhận tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm còn xuất hiện nhiều trên thị trường, chưa được kiểm soát, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN trong nước gây hoang mang, lo lắng, làm mất niềm tin của người tiêu dùng đối với hàng hóa Việt Nam.
Nâng cao nội lực cho doanh nghiệp
Nhìn nhận từ góc độ tích cực, theo ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TPHCM, áp lực cạnh tranh cũng sẽ giúp cho các DN, hàng hóa trong nước vươn lên để tăng sức cạnh tranh. Khi đó, người tiêu dùng được hưởng lợi “kép” từ cả hai phía. Đã đến lúc các ngành sản xuất trong nước cơ cấu lại thị trường, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… để tăng sức cạnh tranh ở thị trường trong nước, đồng thời đảm bảo có thể đủ sức thâm nhập vào thị trường 500 triệu dân của EU.
Đứng từ góc độ đơn vị phân phối, bà Dương Thị Thanh Tâm, Phó Tổng giám đốc Công ty Vincommerce nhận định, khi Việt Nam tham gia nhiều FTA, “sân chơi” ở Việt Nam là “sân chơi” phẳng. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN giai đoạn này rất quan trọng. DN Việt cần tập trung đầu tư nhiều hơn vào khâu nghiên cứu phát triển sản phẩm, tạo ra điểm khác biệt mang tính vượt trội, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng. Chủ DN sản xuất phải chuyển đổi tâm thế từ người làm nghề sang sản xuất chuyên nghiệp, kinh doanh thương mại. Điều đó cần sự hỗ trợ về đào tạo, kỹ năng quản trị về chiến lược đến thực thi của các hiệp hội, bộ, ban ngành.
Bà Tâm cũng nhấn mạnh, DN sản xuất cần tập trung nhiều vào chiến lược truyền thông. Khi DN có sản phẩm khác biệt, tạo được lợi thế cụ thể là gì thì cần tiếp nối mạng lưới truyền thông, cần có sự ưu đãi từ các kênh truyền thông để giúp DN Việt nói lên sự khác biệt trong sản phẩm đó.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại online để gỡ khó cho hàng Việt Thời gian qua, chúng ta đã thấy được vai trò của thị trường nội địa, nhất là với hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19 từ đầu năm đến nay có diễn biến khó lường. Thậm chí có thể nói, thị trường nội là “cứu cánh” trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong những tháng đầu năm. Tổng mức hàng hóa cũng như doanh thu nội địa trong 7 tháng đầu năm tăng 3,6% chiếm gần 80% tổng mức doanh thu hàng hóa dịch vụ cả nước. Tuy nhiên, do tác động Covid-19, các DN sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn vì hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được. Nhu cầu tiêu dùng ít đi do dịch bệnh, vì vậy hàng hóa có thể tồn đọng, thậm chí phải hạ giá dẫn tới DN không đạt được hiệu quả như mong muốn. Bộ Công Thương cũng như các bộ, ngành địa phương cũng đã có những biện pháp, chính sách là hỗ trợ cho DN Việt Nam trong bối cảnh dịch có thể tiêu thụ được hàng hóa của mình. Cụ thể là Bộ Công Thương tiếp tục tổ chức hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại, nhất là xúc tiến thương mại online cả trong nước lẫn chắp nối với cả các nước trên thế giới, không những mặt hàng lương thực thực phẩm mà cả mặt hàng sản xuất công nghiệp như dệt may, da giày... Bộ Công Thương đã triển khai nhiều hội nghị kết nối online với đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ, các nước châu Mỹ La Tinh… Thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục phát huy hoạt động xúc tiến thương mại online, phối hợp với địa phương, DN, hiệp hội để triển khai tốt, hỗ trợ giúp DN vượt qua giai đoạn khó khăn này. |
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接