Nhân dịp khai giảng năm học 2022-2023,ủtịchnướcNguyễnXuânPhúcgửithưchúcmừngnhânLễKhaigiảngnămhọcmớkết quả zenit Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi thư chúc mừng tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh và sinh viên, học sinh cả nước.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vừa có thư gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới 2022-2023. |
Trong thư Chủ tịch nước viết, hôm nay, ngày 5/9/2022, chúng ta lại cảm nhận được những cảm xúc đặc biệt sau một khoảng thời gian bất thường, việc học tập bị gián đoạn thường xuyên bởi đại dịch Covid-19, thầy và trò lại được cùng nhau dự lễ khai giảng trực tiếp tại ngôi trường thân yêu, cùng nhau chia sẻ quyết tâm, niềm tin và hy vọng về một chặng đường mới trong học tập.
“Hết mưa là nắng hửng lên thôi” như ý nghĩa câu thơ của Bác Hồ, năm học 2021-2022, chất lượng giáo dục phổ thông đại trà và mũi nhọn tiếp tục nâng lên, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Chất lượng nền giáo dục của Việt Nam được nâng lên 5 bậc, đạt thứ hạng 59 trên bảng xếp hạng quốc tế năm 2021. Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2022 được tổ chức thành công.
Giáo dục vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được quan tâm mạnh mẽ. Nhiều trường đại học Việt Nam có mặt trong các bảng xếp hạng đại học uy tín quốc tế.
Bên cạnh đó, những thành tích xuất sắc mà các em học sinh đã giành được trong các kỳ thi Olympic trong năm 2022 đã một lần nữa khẳng định bản lĩnh, khả năng vươn lên trong học tập và trí tuệ Việt Nam trước bạn bè quốc tế.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước ghi nhận và nhiệt liệt biểu dương sự đồng lòng, quyết tâm, nỗ lực vượt qua khó khăn và những kết quả của ngành Giáo dục đã đạt được trong năm học vừa qua.
Một năm học bắt đầu, khởi nguồn cho những hy vọng mới chủ tịch nước đánh giá cao ý nghĩa của chủ đề mà ngành Giáo dục lựa chọn năm nay, đó là “Đoàn kết, sáng tạo, ra sức phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục hãy nỗ lực tận tụy, đoàn kết, sáng tạo, khắc phục khó khăn, làm tốt chức trách, phát huy tinh thần trách nhiệm với nghề, với học sinh thân yêu, vì sự nghiệp trồng người vĩ đại.
Ngoài ra, Chủ tịch nước mong muốn các bậc phụ huynh quan tâm hơn nữa đến sự học của con cái, làm gương tốt, vì tương lai con trẻ, vì sự vẻ vang của gia đình, dòng tộc, quê hương, đất nước.
Tại bức thư Chủ tịch nước kêu gọi toàn xã hội hãy cùng chung tay với ngành Giáo dục, kiến tạo một xã hội văn minh, trật tự và mẫu mực, hình thành văn hóa, chuẩn mực xã hội tốt cho con em học tập và noi gương; xây dựng xã hội học tập, dễ tiếp cận đối với mọi trẻ em trong đó có trẻ em yếu thế.
Đối với các em học sinh, sinh viên, hãy phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, tiếp thu tinh hoa tri thức của nhân loại, có khát vọng cống hiến và tự cường, góp phần xây dựng đất nước ta thêm giàu mạnh và phồn vinh.
“Nhân dịp khai giảng năm học 2022-2023, tôi thân ái gửi tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục và các em học sinh, sinh viên luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công và đạt được nhiều thành tích hơn nữa trong năm học mới”, trích nội dung bức thư của Chủ tịch nước.
Được biết, ngày 5/9, hơn 23 triệu học sinh, sinh viên cả nước chính thức vào năm học mới. Đây là năm trọng tâm triển khai nhiệm vụ đổi mới giáo dục ở bậc phổ thông, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đồng thời phải khắc phục nhiều khó khăn sau Covid-19.
Năm học 2022-2023 được xác định là năm trọng tâm triển khai nhiệm vụ đổi mới giáo dục ở bậc phổ thông, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong đó, có việc triển khai dạy theo chương trình mới đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10. Thẩm định sách giáo khoa các lớp 4, lớp 8, lớp 11 và chuẩn bị biên soạn cho lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, lần đổi mới này rất sâu sắc, toàn diện, triệt để và cũng diễn ra rất nhanh. Năm học 2022-2023 và các năm tới sẽ là giai đoạn trọng tâm của quá trình đổi mới.
“Có thể nói, quá trình đổi mới giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo giống như người thiết kế, còn quá trình thi công, thành công đến đâu phụ thuộc rất lớn vào địa phương, trong đó, đặc biệt là tầm nhìn, cũng như nhận thức, trách nhiệm và tư duy đổi mới”, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, qua hơn 2 năm dịch bệnh, nhiều địa phương khó khăn về chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
Cũng theo người đứng đầu ngành Giáo dục hiện nhiều nơi học sinh phải học chay. Do đó, rất cần các địa phương vào cuộc quyết liệt hơn nữa, dành sự quan tâm đầu tưcho giáo dục nhiều hơn nữa.
“Nếu như năm học 2021-2022 là một năm kiên trì mục tiêu chất lượng, cố gắng hoàn thành kế hoạch năm học thì năm học mới này, mục tiêu đặt ra là củng cố, nâng cao chất lượng và hoàn thành được các nhiệm vụ, mục tiêu đổi mới”, Bộ trưởng nhấn mạnh.