游客发表

【nhận định liverpool hôm nay】Thủy điện xả lũ: Dân chịu khổ, vậy ai chịu trách nhiệm?

发帖时间:2025-01-25 23:47:19

>>Đại biểu Quốc hội 'phản pháo' về việc loại 424 dự án thủy điện

>>Thủy điện: Vì lợi nhuận nên bất chấp cả qui định?ủyđiệnxảlũDânchịukhổvậyaichịutráchnhiệnhận định liverpool hôm nay

Trong khi người dân miền Trung vật lộn với lũ dữ để giữ gìn mạng sống và tài sản, người dân cả nước xót xa trước nỗi đau của “khúc ruột miền Trung”, nhiều ĐB Quốc hội cũng đã lên tiếng.

Thủy điện xả lũ: Dân chịu khổ, vậy ai chịu trách nhiệm?
"Việc xảy ra lũ lụt ở miền Trung, Tây Nguyên vừa qua rõ ràng là hậu quả tất yếu của việc buông lỏng, dễ dãi trong quản lý từ đầu tư, quy hoạch, xây dựng đến vận hành khai thác. Thủy điện xả lũ khi có lũ, gây ra hiện tượng lũ chồng lũ, gây thiệt hại lớn cho người dân. Vậy ai chịu trách nhiệm đây? Đại biểu Huỳnh Minh Thiện

“Bộ Công thương không chịu trách nhiệm là vô lý”
Đại biểu Huỳnh Minh Thiện (TP.HCM)

Bên lề kỳ họp Quốc hội, ĐB Huỳnh Minh Thiện chia sẻ: "Việc xảy ra lũ lụt ở miền Trung, Tây Nguyên vừa qua rõ ràng là hậu quả tất yếu của việc buông lỏng, dễ dãi trong quản lý từ đầu tư, quy hoạch, xây dựng đến vận hành khai thác. Cả 3 quy trình này đối với thủy điện nhỏ tất yếu dẫn đến thủy điện xả lũ khi có lũ, gây ra hiện tượng lũ chồng lũ, gây thiệt hại lớn cho người dân. Vậy ai chịu trách nhiệm đây? Người dân trắng tay trong một đêm, mà đó là sự tích lũy của họ trong hàng mấy chục năm, thậm chí hàng mấy đời.

Việc này Chính phủ phải làm rõ trách nhiệm, mà trước hết thuộc về Bộ Công thương vì đây là Bộ chủ quản về thủy điện, chứ không thể đổ thừa cho địa phương, hay Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ ngành nào khác. Bộ chủ quản phải xây dựng tất cả các vấn đề về thể chế và tổ chức thực hiện để quản lý thủy điện. Đây là vấn đề gây rất nhiều bức xúc bởi những hậu quả rất lớn cho người dân.

Mua lu
Mưa lũ gây ngập nặng tuyến QL 1A, đoạn qua Quảng Ngãi. Ảnh: TTXVN

Thật ra gốc vấn đề quay trở lại chính là vì lợi ích của chủ đầu tư. Họ đầu tư thủy điện vì lợi ích chứ không phải đảm bảo dân sinh, hay điều hòa, điều tiết nước cho người dân. Dẫn đến mùa hạn dân thiếu nước trong sản xuất, thay đổi dòng chảy, còn mùa mưa thì nguy cơ lũ lụt cao. Bộ Công thương phải chịu trách nhiệm về vấn đề này, ĐB khẳng định.

Về việc xử lý trách nhiệm, ĐB Huỳnh Minh Thiện cho rằng cần kiểm tra xem việc xả lũ có phải do chủ quan, cố ý không làm đúng quy trình hay không? "Anh biết điều đó có nguy cơ cao, ảnh hưởng đến người dân thì anh có phối hợp với chính quyền địa phương chưa? Anh đã có sự thông báo để cho người dân biết chưa?... Với những yếu tố gây thiệt hại về người và của, nếu là lỗi đã được quy định trong Bộ luật hình sự thì phải xem xét.

Rõ ràng trong trường hợp do thiên nhiên chung thì cần phải xem trách nhiệm dân sự, hành chính đến mức độ nào. Nhưng nếu gây hậu quả lớn, phạm vào các yếu tố cấu thành tội phạm thì phải xử lý theo luật hình sự.

ĐB cũng cho biết thêm, thực ra tác hại của thủy điện đã rõ. Tác hại không phải chỉ của năm nay, mà là của nhiều năm. "Dù nói vận hành đúng quy trình, nhưng phải xem quy trình đó đã đúng chưa, hợp lý chưa, hay chúng ta chỉ đưa ra quy trình mang tính chất chung cho các loại thủy điện? Nếu như vậy thì chưa chắc đã đúng, vì thủy điện lớn, thủy điện vừa, nhỏ, hệ thống thủy điện trên một dòng sông… có hệ thống xả lũ khác nhau. Bộ Công thương phải tính đến chuyện này, Bộ phải làm cho hệ thống thủy điện khác nhau. Tôi cũng đề nghị cần làm rõ trách nhiệm của các chủ đầu tư công trình thủy điện. Với mức thiệt hại như vậy, người dân có thể kiện họ ra tòa để làm rõ việc này".

Dân còn chịu khổ, đại biểu còn lên tiếng
(Đại biểu Ngô Văn Minh – Quảng Nam)

Là ĐB đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo về các công trình thủy điện, ĐB Ngô Văn Minh một lần nữa khẳng định quan điểm của mình đối với những vấn đề bức xúc về thủy điện:

"Thủy điện đã và đang gây ra khá nhiều hệ lụy. Nguyên nhân là do quy trình vận hành hồ chứa còn nhiều bất cập, mùa khô thì thủy điện tích nước khiến cho những dòng sông ở hạ du trở thành những dòng sông chết. Còn mùa mưa thì xả lũ gây thiệt hại. Thực tế, đến nay chúng ta mới chỉ có quy trình vận hành đơn hồ, còn liên hồ thì lại chưa có, khiến mạnh ai nấy xả.

Đến khi có cảnh báo, dự báo mưa lũ thì các thủy điện vì lợi ích cục bộ của mình nên ai cũng giữ nước, chứ không chịu xả. Ví dụ như vừa rồi, dự báo mưa bão lớn mà thủy điện không chịu xả nước. Đến khi hoàn lưu của bão số 15 gây mưa lớn thì lại xả nước ồ ạt, gây ra lụt lội. Hay như thủy điện Sông Tranh 2, Chính phủ không cho tích nước cao trình 161m. Nhưng quy trình không được tuân thủ nghiêm ngặt nên khi nước về đã lên tới cao trình 166m. Nếu có vấn đề xảy ra thì ai chịu trách nhiệm đây?

Việc chấp hành, quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành hồ chứa còn ngổn ngang, khiến cho cử tri, đại biểu Quốc hội day dứt. Cơ quan quản lý Nhà nước qua cách trả lời của Bộ trưởng Bộ công thương trong cuộc họp Quốc hội vừa qua thì cũng chưa thấy rõ trách nhiệm, nhất là trong câu nói “quy hoạch thủy điện là chúng ta nói về chúng ta chứ không phải Chính phủ hay bộ, này, bộ khác”. Nói như thế là hòa cả làng hay sao? Nếu nói như thế thì sẽ không bao giờ sửa sai được.

Phải thấy rằng, mặc dù phân cấp quy hoạch thủy điện nhỏ và vừa là do địa phương, nhưng về mặt vĩ mô, là cơ quan quản lý nhà nước thì phải rà soát. Ví dụ như sân golf, trước đây phân cấp cho địa phương khiến phát triển mạnh. Tuy nhiên, sau khi ĐB phản ứng nay đã sửa đổi. Đây là bài học cần học, cần rút kinh nghiệm. Còn nếu không, với tư tưởng đó, tôi nghĩ dân còn kêu trời, chịu khổ, đại biểu còn lên tiếng, còn tiếp tục dài dài… Trách nhiệm quản lý nhà nước là chính, Bộ Công thương không có trách nhiệm là vô lý, không thể chấp nhận được".

Dương An

    热门排行

    友情链接