【phân tích bóng đá hôm nay】Các quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy

时间:2025-01-26 00:47:21 来源:Empire777

Trước thực trạng đáng báo động về cháy nổ xảy ra thời gian qua đã cho thấy thực tế không ít hộ gia đình,địnhphpluậtvềphngchychữphân tích bóng đá hôm nay cá nhân, tổ chức đang xem nhẹ công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) dù quy định pháp luật trong lĩnh vực này hiện nay khá chặt chẽ. 

Khoản 1 Điều 17 Luật PCCC quy định việc phòng cháy đối với nhà ở và khu dân cư: Nhà ở phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn; các chất dễ cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt; chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy.

Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy tại một hộ kinh doanh.

Tại Điều 9 Nghị định 79/2014 hướng dẫn Luật PCCC cũng quy định: Nơi đun nấu, nơi thờ cúng, nơi có sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt, hệ thống điện, thiết bị sử dụng điện phải bảo đảm an toàn về PCCC. Đối với tài sản, vật tư, chất cháy phải được bố trí, sắp xếp, bảo quản và sử dụng đúng quy định an toàn về PCCC, có phương tiện chữa cháy phù hợp với đặc điểm hoạt động và điều kiện của từng hộ gia đình.

Trong khi đó, Điều 58 Luật Điện lực năm 2004 cũng quy định về an toàn trong sử dụng điện cho sinh hoạt, dịch vụ. Theo đó, tổng công suất sử dụng của các trang thiết bị điện dùng trong văn phòng, phục vụ sinh hoạt và dịch vụ phải phù hợp với công suất thiết kế; dây dẫn điện phải có tiết diện và độ bền cách điện phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật; không để trang thiết bị điện phát nhiệt gần đồ vật dễ cháy nổ.

Bên cạnh đó, Điều 4 Luật Xây dựng năm 2014 nêu về các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng, yêu cầu đối với hoạt động xây dựng phải bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản, nhất là phòng chống cháy nổ; bảo vệ môi trường… Đây cũng là một trong các điều kiện cấp phép xây dựng đối với công trình trong đô thị.

Đối với khu vực chợ lớn, trung tâm thương mại, Luật PCCC quy định phải tách điện phục vụ kinh doanh, sinh hoạt, bảo vệ và chữa cháy thành từng hệ thống riêng biệt; sắp xếp các hộ kinh doanh, ngành hàng đáp ứng yêu cầu an toàn về PCCC; có phương án thoát nạn và giải tỏa hàng hóa khi có cháy xảy ra. Tại các kho tàng phải tách điện phục vụ sản xuất, bảo vệ và chữa cháy thành từng hệ thống riêng biệt; sắp xếp vật tư hàng hóa đáp ứng yêu cầu an toàn về PCCC; kho chứa các chất nguy hiểm về cháy, nổ phải là kho chuyên dùng.

Về chế tài xử phạt, hiện nay, hộ gia đình, cá nhân không tuân thủ quy định về PCCC có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, xử phạt bổ sung theo các mức xử phạt tại Nghị định 167/2013.

Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực PCCC đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức là 100 triệu đồng. Nếu vi phạm quy định về PCCC tại gia đình, mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vô ý vi phạm quy định an toàn PCCC để xảy ra cháy nổ mà chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại dưới 25 triệu đồng.

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi vô ý vi phạm quy định an toàn PCCC để xảy ra cháy nổ gây thiệt hại từ 25 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi vô ý để xảy ra cháy nổ gây thiệt hại trên 50 triệu đồng.

Ngoài ra, đối với những hành vi vi phạm quy định về PCCC trong từng lĩnh vực cụ thể, sẽ có những mức phạt tiền khác nhau, có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung kèm theo.

Điều 33 Nghị định 167/CP quy định về vi phạm phòng cháy và chữa cháy trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi sử dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động ở những nơi có quy định cấm.

2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng nguồn lửa, các thiết bị điện tử hoặc các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt khác ở những nơi có quy định cấm;

b) Hàn, cắt kim loại mà không có biện pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

4. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 điều này thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

Đ.B tổng hợp

相关内容
推荐内容