游客发表

【bang xep hang nga】Tâm huyết vì thế hệ tương lai

发帖时间:2025-01-10 20:22:22

Báo Cà MauTổng phụ trách Ðội (TPTÐ) là những giáo viên có lòng nhiệt tình, yêu trẻ, sẵn sàng cống hiến cho công tác thiếu nhi, có năng lực công tác xã hội và được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về công tác Ðội; được lãnh đạo nhà trường xem xét, đánh giá kỹ lưỡng trong quá trình lựa chọn. Hơn nữa, các giáo viên này còn là những người chấp nhận đi sớm, về muộn, sẵn sàng cống hiến kể cả những ngày nghỉ, ngày lễ để tổ chức các hoạt động cho học sinh.

Tổng phụ trách Ðội (TPTÐ) là những giáo viên có lòng nhiệt tình, yêu trẻ, sẵn sàng cống hiến cho công tác thiếu nhi, có năng lực công tác xã hội và được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về công tác Ðội; được lãnh đạo nhà trường xem xét, đánh giá kỹ lưỡng trong quá trình lựa chọn. Hơn nữa, các giáo viên này còn là những người chấp nhận đi sớm, về muộn, sẵn sàng cống hiến kể cả những ngày nghỉ, ngày lễ để tổ chức các hoạt động cho học sinh.

Những thầy, cô TPTÐ ở vùng sâu, vùng xa, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần nhưng vẫn dành hết tâm huyết cho sự nghiệp trồng người, cho công tác thiếu nhi. Tuy khó khăn vất vả, nhưng lòng nhiệt tình, yêu trẻ, đam mê công việc vẫn như ngọn lửa cháy bùng trong lòng họ.

Ðể có buổi biểu diễn thành công của TNTP trong các sự kiện quan trọng của tỉnh, là sự đóng góp lặng thầm của những giáo viên TPTÐ.

Với những trường học nằm tại khu dân cư tập trung, việc tổ chức sinh hoạt Ðội ở các trường thuận lợi hơn, nhưng với các điểm trường nằm ở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn. Nhất là việc trao đổi kinh nghiệm luyện tập của giáo viên TPTÐ vẫn còn hạn chế.

“Trường tách ra từ một điểm lẻ và nằm trong khu vực dân cư phân bố còn thưa thớt, số lượng học sinh chỉ khoảng 170 em, nên thời gian đầu các em tập trung sinh hoạt, tham gia phong trào rất ít”, thầy Ngô Minh Nhuần, TPTÐ Trường THCS Lâm Ngư Trường, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, chia sẻ.

Ðể khắc phục những khó khăn ấy, thầy Nhuần đã trao đổi với ban lãnh đạo nhà trường, kết hợp với giáo viên chủ nhiệm của các lớp, thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt, động viên các em học sinh tham gia các phong trào. Những buổi sinh hoạt phải được chia ra vào đầu giờ lên lớp. Sau một thời gian, học sinh tham gia phong trào thường xuyên hơn.

Là người thu hút các học sinh tham gia nhiệt tình vào các phong trào, hoạt động Ðội nhà trường, giáo viên TPTÐ không những đưa ra chương trình hoạt động, mà còn quan tâm đến tâm lý của học sinh để các em cảm thấy hào hứng tham gia. TPTÐ còn phải là người gương mẫu trong các hoạt động, hướng dẫn học sinh các trò chơi mang tính tập thể, giúp các em nhút nhát mạnh dạn hoà đồng với bạn bè hơn; đồng thời giúp các em hiểu rõ ý nghĩa của Ðội TNTP, từ đó nâng cao ý thức và trách nhiệm khi tham gia vào tổ chức Ðội.

Tại trường phân ra nhiều điểm lẻ như Trường Tiểu học Ðông Hưng 2, xã Ðông Hưng, huyện Cái Nước, vào mỗi buổi sinh hoạt Ðội cuối tuần, giáo viên TPTÐ sẽ phải di chuyển luân phiên các điểm trường để luyện tập cho các em, mỗi điểm trường sẽ được tập khoảng 1-2 tuần, sau đó đến điểm trường khác.

Thầy Lê Thành Mật, giáo viên TPTÐ của trường, cho biết: “Hầu như các em học sinh đều rất phấn khởi chờ đợi ngày sinh hoạt Ðội, do tôi thường bày các trò chơi dân gian cho các em, tạo không khí thoải mái cho các em trước khi bắt đầu những buổi học kỹ năng Ðội”.

“Ðể có thể hướng dẫn tốt các kỹ năng Ðội cho học sinh, bản thân tôi phải rèn luyện thường xuyên, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm từ những thầy, cô phụ trách Ðội trường khác. Người giáo viên TPTÐ phải là người bạn đồng hành với những đội viên trong những tiết sinh hoạt, tập luyện kỹ năng Ðội, không chỉ tạo sự gần gũi với học sinh, mà còn giúp bản thân tập luyện những kỹ năng tốt hơn”, thầy Trần Văn Huy, TPTÐ Trường Tiểu học Hùng Vương, Phường 5, TP Cà Mau, chia sẻ.

Trong công tác, ngoài giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt tình hình học tập của học sinh thì giáo viên TPTÐ cũng phải theo dõi sát sao những vấn đề đó. Ở những địa phương thuộc vùng sâu, giáo viên TPTÐ phải kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để đến gia đình các em học sinh khó khăn, động viên các em cố gắng học tập, vận động nhà hảo tâm hỗ trợ tập, sách cho các em.

Thầy Lê Thành Mật nhớ lại một kỷ niệm khó quên trong thời gian đầu làm TPTÐ của Trường Tiểu học Ðông Hưng 2: “Lần đó có một em học sinh nghỉ học không phép, mà qua tìm hiểu thì tôi biết được hoàn cảnh gia đình của em rất khó khăn. Ngày thứ 2 không thấy em đến trường thì tôi rất lo lắng, sau khi sắp xếp mọi công việc ở trường, tôi vội vã đến gia đình của em học sinh ấy. Ði đến nhà em, phụ huynh tỏ ra rất bất ngờ không biết lý do vì sao tôi lại đến, sau một hồi giải thích và tìm hiểu thì mới biết em bị bệnh, mà gia đình bận việc suốt nên không ai đến trường xin phép cho em. Hoàn cảnh gia đình em rất khó khăn nhưng vẫn cố gắng lo cho con mình đến lớp. Khi về đến trường, tôi đã đề xuất ngay với ban lãnh đạo vận động hỗ trợ học phí, tập vở cho em ấy”.

Ðối với các em học sinh, hình ảnh người thầy TPTÐ thật gần gũi, thân thương. Họ là những người có vai trò hết sức quan trọng trong nhà trường, là hạt nhân của công tác Ðội, phong trào thiếu nhi, góp phần lớn vào công tác chăm sóc thiếu nhi trong môi trường học đường, dẫn dắt thế hệ măng non, thiếu niên tiền phong trở thành con ngoan, trò giỏi./.

Bài và ảnh: Khánh Phương

    热门排行

    友情链接