【tỷ số trận tottenham hôm nay】Thích ứng với thiên tai
(CMO) Trở lại xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời những ngày đầu mùa khô mới nhận thấy rõ nỗi lo lắng của nông dân trong việc chuẩn bị tâm thế nhằm chủ động nguồn nước sản xuất. Sản xuất phụ thuộc khá nhiều vào thiên nhiên và do biến đổi khí hậu những năm gần đây khá rõ nét, nên bà con dần tìm cách thích ứng và có nhiều cách sáng tạo hơn để cùng nhau sản xuất, tăng thu nhập.
Chỉ tay về phía con kênh bắt đầu cạn phân nửa, Trưởng ấp Minh Hà A, xã Khánh Bình Ðông Cao Chiến Thi nói như than: “Nông dân quanh năm làm quần quật, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, ấy vậy mà mấy năm nay thất bát hoài vì thiên tai. Công cán ròng rã ngoài đồng mấy tháng trời, ai dè mùa hạn năm ngoái nhìn hoa màu thiếu nước mà chẳng thể làm gì hơn. Ấp này thuộc vùng đất gò nên cứ vào mùa khô là nguy cơ thiếu nước tưới trầm trọng”.
Khóc ròng vì hạn
Nhắc lại mùa khô năm trước, bà con ở ấp Minh Hà A không khỏi rùng mình vì mùa hạn quá khắc nghiệt. Nước phía ngoài kênh khô cạn, đất dưới lòng sông khô đến nỗi có thể đi bộ mà không sợ lún. Sống nhờ vào sản xuất đưa màu xuống ruộng từ nhiều năm nay, không có nước tưới đồng nghĩa với việc vụ màu của bà con thất trắng, công cán đổ sông, đổ biển.
Bà Trần Thị Hương (ấp Minh Hà A), là một trong rất nhiều hộ dân nơi đây sống khá nhờ đưa màu xuống ruộng. Với hơn 1,4 ha trồng lúa 2 vụ, cứ hết vụ lúa, gia đình bà xuống giống bầu, bí đao, dưa gang, bí rợ…, mỗi vụ lãi từ 15-20 triệu đồng.
Bà Trần Thị Hương chăm sóc vụ bí rợ. |
Mùa khô năm trước, con kênh tại ấp Minh Hà A mới đến tháng 3 âm lịch là nước dưới kênh đã không còn. Nước cạn, lộ đất bùn phía dưới kênh, bà con nơi đây mới ngỡ ngàng nhận ra rằng đã không còn nước để tưới tiêu. Bà Hương và bao bà con trồng màu quanh vùng chật vật chạy đôn chạy đáo kiếm nước mà chẳng ăn thua. Khi nước sinh hoạt còn thiếu, huống hồ gì nước tưới cho hoa màu.
Bà Hương trần tình: “Nói thiệt, lúc đó gia đình tôi như ngồi trên đống lửa. Loay hoay kiếm nước, đi khắp nơi chở nước về nhưng chẳng đủ đâu là đâu. Ruộng hoa màu người khác cũng rơi vào hoàn cảnh giống như mình. Khô hạn đến nỗi đường lộ sụp lún luôn thì nước tìm đâu ra. Sống trên 50 tuổi mà từ trước tới giờ đâu thấy tình cảnh nào như hồi mùa hạn trước, dân lao đao vì hạn”.
“Tình cảnh chung của cả xóm trồng màu dưới ruộng nên đành an ủi nhau cho qua cơn nắng hạn. Năm nay nhà nào cũng tranh thủ tìm cách dự trữ nước. Nhà bà Hương đã chuẩn bị đầu tư hệ thống tưới nước nhỏ giọt để tưới cho ruộng hoa màu khi mùa khô đạt đỉnh điểm. Có lẽ mùa hạn năm trước mãi là ký ức của nhiều nông dân, vì thiên tai khắc nghiệt, khó lường hơn”, ông Thi bày tỏ.
Hạn cũng lo, mưa cũng rầu
Cái nắng ấm áp đầu xuân mới càng ánh lên màu vàng rộm phía trước sân phơi lúa, bà con ở ấp Rạch Nhum (xã Khánh Bình Ðông) tận dụng những ngày nắng tốt phơi khô lúa để kịp bán cho thương lái khi lúa đang vào vụ thu hoạch. Trải qua những ngày mưa bão triền miên năm 2020, bà con nơi đây lại có được nhiều bài học trong vấn đề sản xuất nông nghiệp dựa vào tự nhiên.
Ghé thăm nhà ông Nguyễn Hùng Dũng, ở ấp Rạch Nhum, mới thấy rõ câu chuyện “lúa nở mầm trên cây” là như thế nào. Bởi, ấp Rạch Nhum là vùng trũng của xã nên mùa mưa trước, bà con nơi đây một phen điêu đứng vì mưa bão.
Ông Dũng kể lại: “Hứng chịu mấy cơn mưa bão liên tiếp, mưa ròng rã hơn tháng trời. Nước phía con sông Ông Ðốc còn tràn bờ vào đây thì sao nước ở đây rút kịp. Ban đầu thấy nước chực mé bờ là vợ chồng tôi be, đắp đất cao, cây chuối, cây dừa đều được tận dụng nhưng mới có một ngày là bờ bao gì cũng tan tành hết. Lúa đến lúc thu hoạch mà nước như thế sao mà cắt, cá dưới ao thì lần lượt bơi đi. Thiệt hại chồng chất, vợ chồng tôi đành ngậm ngùi thôi chứ không biết làm gì hơn”.
Khi trải qua những thiệt hại do thiên tai, ông Dũng (trái) có được nhiều bài học kinh nghiệm hơn trong sản xuất. |
Ðợt thiên tai hồi tháng 8 năm rồi, trên 2 ha đất trồng lúa nhà ông Dũng đến ngày thu hoạch trong khi mưa cứ triền miên trút xuống, máy cắt không vô, nhân công gặt cũng không có. Bà con chòm xóm chung tay tương trợ, nhưng nhà nào cũng vài héc-ta thì sao làm cho xuể. Ông Dũng đành chấp nhận thuê nhân công cắt với giá từ 800.000 đến 1 triệu đồng/công, mà cũng chỉ thu hoạch được hơn phân nửa. Công gặt đã mắc mà khi cắt lúa về không chỗ phơi, lại tốn thêm chi phí sấy khô nhưng cũng chẳng thấm tháp gì, lúa bị mốc, thối đen vì ngâm nước quá nhiều ngày.
“Nhớ lại khoảng thời gian đó, cả xóm ai cũng sợ. Nước tràn lên mặt lộ, lên đến sân nhà thì ruộng cao cỡ nào cũng ngập hết. Khổ nỗi, ngay lúc lúa chín rộ buộc phải thu hoạch nên cứ bấm bụng chịu thua lỗ, vớt vát được bao nhiêu đỡ bấy nhiêu. Lúc đó, lúa ướt, thương lái mua có 3.000 đồng/kg, hơn 2 ha nhà tôi thu được 15 triệu đồng, mà tiền thuê nhân công, sấy lúa đã mất gần 12 triệu đồng, chưa kể tiền giống, phân, thuốc, đắp bờ. Chưa bao giờ, nhìn đâu cũng là nước, không thể phân biệt đâu là bờ, đâu là sông nữa”, ông Dũng nói.
“Lúc đó nhà nào khấm khá còn đỡ, hộ nào khó khăn lại càng khó khăn hơn. Thiên tai cứ ập đến liên miên không thể lường trước, nên bà con nông dân bị động khi ứng phó. Những năm gần đây, hết dịch bệnh tới thiên tai, nhiều hộ khó khăn kiệt sức. Nhờ sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời những vùng bị ảnh hưởng từ cấp trên mà nay người dân dần ổn định tâm lý, phấn chấn, bắt đầu xây dựng những vụ mùa kế tiếp”, Trưởng ấp Rạch Nhum Nguyễn Thanh Phong chia sẻ.
Nỗ lực ứng phó
Tại xã Khánh Bình Ðông, năm vừa qua do ảnh hưởng hạn hán, trên địa bàn xã bị sạt lở, sụp lún đường giao thông. Ảnh hưởng của mưa bão diễn ra liên tiếp, gây ngập úng nghiêm trọng, làm thiệt hại lúa, hoa màu, thuỷ sản... Trong thời gian mưa bão, xã đã huy động lực lượng hỗ trợ Nhân dân khắc phục thiên tai, giúp dân thu hoạch lúa, đắp đê, chằng chống nhà cửa…
Ðập thép thuỷ lợi đặt tại ấp Rạch Nhum là niềm hy vọng của bà con nông dân khi đối diện thiên tai. |
Thiên tai khắc nghiệt, lúc nắng hạn, khi quá mưa, người dân lại có cách sáng tạo, thích ứng với thiên nhiên. Chính quyền địa phương kịp thời đề xuất, kiến nghị đến các ban, ngành cấp trên thi công lắp đặt đập thép thuỷ lợi ở 4 ấp (Rạch Nhum, Lung Bạ, Thăm Trơi và Thăm Trơi 4). Hợp sức, tương trợ lẫn nhau là động lực để người dân nỗ lực ứng phó với thiên tai, khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống.
Nhắc đến vấn đề này, Phó chủ tịch UBND xã Khánh Bình Ðông Cao Văn Ðạt giải thích: “Ðể giảm thiệt hại do thiên tai cho bà con nông dân, địa phương đã đề xuất và đang xây dựng 4 đập thuỷ lợi. Công trình do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh làm chủ đầu tư, kinh phí hơn 4 tỷ đồng. Theo khảo sát địa hình, 4 ấp này thuộc vùng trũng nhất so với các ấp còn lại. Công năng của 4 đập này là sẽ điều tiết cho các vùng lân cận, mùa khô hạn có thể giữ nước và mùa mưa bão thì xả nước. Giảm đến mức thấp nhất vấn đề thiếu nước tưới hoặc ngập úng trên diện rộng. Dự kiến các công trình sẽ sớm hoàn thành trước khi mùa khô hạn diễn ra gay gắt”.
Nhiều biện pháp được đặt ra nhằm giảm thiệt hại do thiên tai, biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn gây ra, để từ đó cùng với Nhân dân tìm giải pháp và dần thích ứng với thời tiết ngày càng diễn biến bất thường. Về phía nông dân, khi xảy ra biến cố ảnh hưởng đến sản xuất, thu nhập, bà con lại tìm cách ứng phó, thích ứng để những vụ mùa tiếp theo luôn mang tâm thế vững vàng, an tâm sản xuất./.
Hằng My
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Facebook ra tính năng mới tố cáo tin tức giả trên mạng xã hội
- ·Trước thềm chung kết, Thiên Ân chưa đứng đầu lượt vote Top 10
- ·Thiên Ân đối đầu với đại diện chủ nhà ở vòng VOTE chắc suất Top 20
- ·Quy định về hoạt động thông tin cơ sở theo 8 loại hình
- ·Tai nạn giao thông Ô tô con tông xe tập lái, 1 người tử vong
- ·Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An làm Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc
- ·Khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
- ·Bắt đầu huy động điện chạy dầu, cả nước sẽ sớm đạt mức tiêu thụ 1 tỷ kWh/ngày
- ·Tấn công mạng toàn cầu: Việt Nam đã có trường hợp bị nhiễm mã độc
- ·Hoãn tổ chức Miss Supranational Vietnam
- ·Gần Tết, làm gì để ngăn chặn pháo hoa "nổ" trên mạng?
- ·VEPR: Tăng trưởng của Việt Nam năm 2024 có thể ở cận dưới mục tiêu
- ·Thùy Tiên lấy hình Quang Linh làm ảnh đại diện trên trang cá nhân
- ·Điểm 10 cho Đoàn Thiên Ân: Màn hô tên và trình diễn là tự nhiên
- ·Microsoft ra laptop đầu tiên, cập nhật nhiều thiết bị Windows 10
- ·Đề xuất giữ nguyên kịch bản tăng trưởng cả năm 2024 khoảng 6
- ·Dẫn thông tin từ Báo Đầu tư, đại biểu Quốc hội kiến nghị tới Phó thủ tướng Trần Hồng Hà
- ·Miss Universe 2011 Leila Lopes trả lời lại câu hỏi 11 năm trước
- ·Khởi tố, bắt tạm giam cô đồng bổ cau “đúng nhận, sai cãi” ở Hải Dương
- ·Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm làm Chủ tịch nước, tuyên thệ nhậm chức