Doanh nghiệp Việt đẩy mạnh hợp tác,ảnxuấtcôngnghiệpphụchồimạnhtăngởđịaphươ7m ti le đầu tư để “đón sóng” tiêu dùng phục hồi Sẵn sàng cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam Sản xuất công nghiệp hướng tới mục tiêu tăng trưởng 7-8% |
Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đang có nhiều tín hiệu tích cực. Ảnh: T.D |
Tại hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình sản xuất công nghiệp, đảm bảo hàng hóa Tết Nguyên đán năm 2024 và triển khai nhiệm vụ thời gian tới, Bộ Công Thương tổ chức ngày 16/2, Cục trưởng Cục Công Thương địa phương Ngô Quang Trung cho biết, trong tháng 1/2024, khu vực công nghiệp phục hồi mạnh; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 1/2024 ước tăng 18,3% so với cùng kỳ, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 19,3%. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 60 địa phương và giảm ở 3 địa phương trên cả nước.
Các tỉnh có tốc độ tăng trưởng IIP cao nhất là: Trà Vinh, Quảng Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Vĩnh Long, Kiên Giang, Thanh Hóa, Hải Phòng, Phú Thọ, Thái Bình, Bà Rịa-Vũng Tàu, Nghệ An, Quảng Trị, Tuyên Quang, Thừa Thiên Huế, Thái Nguyên, Lào Cai… Các tỉnh có tốc độ tăng trưởng IIP thấp nhất là: Cà Mau, Bắc Ninh, Sơn La…
Khu vực dịch vụ duy trì đà tăng khá; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2024 ước đạt 524,1 nghìn tỷ đồng, tăng 8,1% so với cùng kỳ; nguồn cung các mặt hàng dồi dào, không để xảy ra thiếu hàng sốt giá. Các địa phương tăng cao tiêu biểu là: Quảng Ninh; Hải Phòng; Đà Nẵng; Đồng Nai; Thành phố Hồ Chí Minh; Bình Dương; Hà Nội; Bình Định…
Thương mại tiếp tục vững vàng trên đà phục hồi. Kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng 1/2024 ước đạt 64,22 tỷ USD, tăng 37,7% so với cùng kỳ; trong đó xuất khẩu ước đạt 33,57 tỷ USD, tăng 42%, nhập khẩu ước đạt 30,65 tỷ USD, tăng 33,3%; xuất siêu ước đạt 2,92 tỷ USD. Xuất khẩu có tốc độ tăng mạnh nhờ phục hồi ổn định trong xuất khẩu hàng điện tử và sự tăng trưởng đáng kể trở lại của xuất khẩu dệt may, máy móc và đồ gỗ.
Ở góc độ địa phương, ông Hà Vũ Sơn - Giám đốc Sở Công Thương Cần Thơ – chia sẻ thời gian tới, Cần Thơ chỉ đạo tập trung các nhiệm vụ trọng tâm, bắt tay sản xuất ngay sau Tết; tiếp tục theo dõi và kết nối tiêu thụ hàng hóa giữa các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ…, đồng thời tập trung xuất khẩu gạo.
Ông Nguyễn Đình Đại, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn thông tin, xuất khẩu hàng hóa của địa bàn tỉnh Lạng Sơn sôi động, chủ yếu là hàng nông sản, trái cây, dịp Tết vừa qua không có hiện tượng ùn ứ hàng hóa.
Ghi nhận những kết quả đạt được, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng chỉ rõ một số tồn tại như hàng gian, hàng giả, tình trạng gian lận thương mại vẫn xảy ra, nhất là trên môi trường thương mại điện tử; sản xuất công nghiệp, lưu thông, phân phối còn những khó khăn, vướng mắc do chồng chéo của các quy định hiện hành, sự rườm rà trong thủ tục hành chính.
Triển khai nhiệm vụ sau Tết Nguyên đán, Bộ trưởng Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị tập trung cao độ việc rà soát nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, tập trung tháo gỡ theo thẩm quyền, đồng thời, kịp thời phản ánh với cấp trên những gì vượt thẩm quyền. Các địa phương chú trọng thực hiện tốt cung ứng xăng dầu, điện cho sản xuất và đời sống không để xảy ra đứt gãy nguồn cung.