【đá banh truc tiep】Cụm phía Tây Đồng bằng sông Cửu Long đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch

 人参与 | 时间:2025-01-11 00:18:59

Ngày 14/7,ụmphaTyĐồngbằngsngCửuLongđẩymạnhlinkếtphttriểndulịđá banh truc tiep Sở Du lịch Kiên Giang phối hợp với thành phố Hà Tiên tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch Cụm phía Tây Đồng bằng sông Cửu Long, đề ra phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023; đồng thời, công bố biểu trưng (logo) du lịch tỉnh.

Tham dự có đại diện Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố trong cụm như: thành phố Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang, cùng nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch các tỉnh.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, các tỉnh, thành phố trong Cụm phía Tây Đồng bằng sông Cửu Long đón hơn 20,6 triệu lượt du khách đến tham quan, du lịch, trải nghiệm, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng; tăng 28,8% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, khách quốc tế đạt 565.000 lượt người, tăng hơn 6 lần so với cùng kỳ năm 2022. Tổng thu từ du lịch đạt trên 22.000 tỷ đồng, tăng 76,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Tại Hội nghị, các thành viên trong cụm đã thảo luận, đánh giá những kết quả đạt được; đồng thời, chỉ ra những khó khăn, hạn chế trong hoạt động du lịch và tìm kiếm, đề xuất các giải pháp liên kết, hợp tác, khai thác tối ưu tiềm năng, thế mạnh để thúc đẩy ngành du lịch các địa phương phát triển, góp phần phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước thời gian tới.

Giám đốc Sở Du lịch Kiên Giang Bùi Quốc Thái nêu rõ, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, do sự suy giảm kinh tế toàn cầu, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, thời tiết không thuận, dịch bệnh…, hoạt động du lịch của Kiên Giang - Cụm phía Tây Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và toàn quốc nói chung gặp rất nhiều khó khăn, bất lợi. 

Bên cạnh đó, việc khai thác tài nguyên du lịch vẫn còn hạn chế; doanh nghiệp kinh doanh du lịch phần lớn hoạt động còn đơn lẻ, tự phát, chưa có sự liên kết để khai thác các tiềm năng lợi thế của các tỉnh trong khu vực; sản phẩm du lịch còn đơn điệu thiếu sức hút đối với du khách… Điều này ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển du lịch của Kiên Giang và Cụm phía Tây Đồng bằng sông Cửu Long. Do đó, các tỉnh, thành phố trong Cụm cần hợp tác xây dựng các giải pháp thiết thực để khai thác hiệu quả các điểm đến, xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng cho mỗi địa phương, hình thành các tuyến du lịch chung trong vùng để du lịch Cụm phát triển bền vững.

Các thành viên Cụm phía Tây Đồng bằng sông Cửu Long đã thống nhất tập trung thực hiện các nội dung hoạt động phát triển du lịch thời gian tới như phát huy vai trò của Cụm trong hợp tác, liên kết phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long, trọng tâm là tham gia các sự kiện, hoạt động theo thỏa thuận hợp tác đã được ký kết. Các thành viên trong Cụm phối hợp tổ chức, tham gia đón các đoàn Famtrip đến khảo sát sản phẩm dịch vụ, điểm đến trong khu vực Cụm hợp tác nhằm liên kết, phát triển các tour, tuyến du lịch mới; tổ chức các chương trình giới thiệu điểm đến, sản phẩm dịch vụ du lịch của Cụm hợp tác tại các thị trường trọng điểm như: Thành phố Hồ Chí Minh, miền Trung, Tây Nguyên, thành phố Hà Nội, Tây Bắc…

Cụm phía Tây Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quảng bá, xúc tiến du lịch; trao đổi, chia sẻ thông tin đảm bảo nhanh chóng, kịp thời phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về du lịch tại các địa phương. Cụm thực hiện liên kết, phối hợp tổ chức các khóa cập nhật kiến thức cho hướng dẫn viên du lịch của các tỉnh, thành phố trong Cụm hợp tác; chia sẻ thông tin về các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ du lịch do Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức, cử nhân sự và vận động, giới thiệu doanh nghiệp của các địa phương cùng tham gia.

Trao giấy chứng nhận cho các tác giả đạt giải trong cuộc thi sáng tác biểu trưng du lịch Kiên Giang.Ảnh: Văn Sĩ/TTXVN

Dịp này, Sở Du lịch Kiên Giang đã công bố và trao giải Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) du lịch Kiên Giang. Logo đoạt giải Nhất thuộc về tác giả Nguyễn Hoàng Nam, Công ty Thiết kế mới (phường 3, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh).

Logo du lịch Kiên Giang thể hiện trên bố cục hình tròn vận động, tượng trưng cho sự đoàn kết, phát triển bền vững và trường tồn. Bên trong logo được cấu trúc hai chữ K.G (viết tắt chữ Kiên Giang) gắn kết với nhau tạo thành cánh chim biển, cánh chim du lịch tung bay, thể hiện du lịch tỉnh đang phát triển mạnh mẽ và khát vọng vươn xa, vươn ra hội nhập.

Giám đốc Sở Du lịch Kiên Giang Bùi Quốc Thái nhấn mạnh, logo đoạt giải Nhất sẽ được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành tại các cơ quan, đơn vị về quản lý du lịch và các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh. Đơn vị thống nhất sử dụng một mẫu logo cho tất cả các hoạt động thông tin tuyên truyền, xúc tiến quảng bá du lịch; phục vụ các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, công tác đối nội, đối ngoại của địa phương. Đây là bộ nhận diện thương hiệu du lịch Kiên Giang để đưa hình ảnh du lịch tỉnh xuất hiện ấn tượng, chuyên nghiệp trên các sản phẩm và các phương tiện thông tin truyền thông nhằm thu hút du khách và nhà đầu tư đến địa phương.

C.Q.B(theo TTXVN)

顶: 96678踩: 213