【valladolid đấu với ath. bilbao】Ngân hàng Nhà nước: Tỷ giá công bố sẽ điều chỉnh hàng ngày

时间:2025-01-11 02:33:27 来源:Empire777

ty gia

Ảnh TL minh họa

Đây là thông tin được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tối ngày 31/12. Những ngày gần đây,ânhàngNhànướcTỷgiácôngbốsẽđiềuchỉnhhàngngàvalladolid đấu với ath. bilbao các lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần cho biết NHNN sẽ áp dụng cơ chế điều hành tỷ giá mới trong thời gian tới để phù hợp với diễn biến thị trường thế giới, giữ tỷ giá “ổn định nhưng không cố định”.

Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý

Trả lời báo giới ngày 31/12, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết: NHNN sẽ vẫn công bố tỷ giá nhưng khác ở chỗ tỷ giá có thể được điều chỉnh lên/xuống hàng ngày. Tỷ giá do NHNN công bố sẽ được xác định trên cơ sở tham chiếu diễn biến của đồng USD và một số đồng tiền trên thế giới; tham chiếu tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng; và trên cơ sở các cân đối vĩ mô, tiền tệ, mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ và chính sách kinh tế vĩ mô.

Việc điều hành tỷ giá như vậy sẽ linh hoạt hơn, phù hợp với bối cảnh thương mại và đầu tư quốc tế sẽ luân chuyển nhanh hơn và mạnh hơn sau hàng loạt các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết.

Bà Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc cân nhắc mức độ tham chiếu các yếu tố nêu trên để xác định tỷ giá công bố sẽ được NHNN cân nhắc kỹ lưỡng, đảm bảo yếu tố linh hoạt, nhưng vẫn đảm bảo yếu tố quản lý theo đúng chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý đã được xác định tại các văn bản về quản lý ngoại hối hiện hành.

Cách thức điều hành tỷ giá mới này sẽ cho phép tỷ giá phản ứng linh hoạt, kịp thời hơn với diễn biến trong nước và quốc tế. Bên cạnh việc điều hành tỷ giá theo cách thức mới, NHNN sẽ thực hiện các giải pháp chính sách tiền tệ đồng bộ để đảm bảo mục tiêu ổn định thị trường ngoại hối, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, lãnh đạo NHNN khẳng định.

Cơ chế tỷ giá linh hoạt là cần thiết, phù hợp

Chính sách điều hành tỷ giá cần linh hoạt hơn để phù hợp với tình hình kinh tế trong và ngoài nước là điều đã được nhiều chuyên gia kinh tế đề cập.

Theo phân tích của PGS.TS Phạm Thế Anh (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân), thặng dư cán cân thương mại của giai đoạn 2012 – 2014 đã giúp cho NHNN ổn định thị trường ngoại hối và tỷ giá trong giai đoạn này. Tuy nhiên, bước vào năm 2015, thâm hụt thương mại đã quay trở lại. Đặc biệt kỳ vọng nâng lãi suất của Fed cộng với sự phá giá nhân dân tệ của Trung Quốc đã khiến cho thị trường ngoại hối trở nên bất ổn kể từ nửa cuối năm 2015. Người dân có xu hướng găm giữ USD nhằm đón đợi sự phá giá của NHNN.

Để đối phó với những sự kiện này, NHNN đã phải điều chỉnh tỷ giá nhiều lần với tổng mức điều chỉnh là 3%, đồng thời nới biên động dao động từ ±1% lên ±3%, vượt xa mức cam kết hồi đầu năm. Ngoài ra, NHNN cũng phải liên tục bán ra dự trữ ngoại hối (có thể lên tới 7 tỷ USD) và hạ lãi suất tiền gửi USD xuống còn 0%/năm. Tuy nhiên, những nỗ lực này có vẻ chưa thể ổn định thị trường ngoại hối như mong muốn khi cả những bất ổn bên trong và bên ngoài còn hiện hữu.

Đến nay, tỷ giá vẫn còn có những rủi ro bất ổn tiềm ẩn phía trước. Thứ nhất, đó là thâm hụt cán cân thương mại và quy mô của dự trữ ngoại hối còn tương đối thấp so với kim ngạch nhập khẩu. Với sự phụ thuộc cao vào nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu và hàng tiêu dùng giá rẻ, thâm hụt thương mại của Việt Nam sẽ ngày càng tăng cùng với sự hồi phục của nền kinh tế khi việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ chưa có nhiều chuyển biến tích cực.

Tương tự như vậy, ông Phạm Thế Anh cho rằng việc ngăn chặn giao dịch của thị trường ngoại tệ và vàng tự do chỉ thành công trong điều kiện cán cân thương mại được duy trì tương đối cân bằng, và đặc biệt là lạm phát thấp. Nếu thâm hụt thương mại, và đặc biệt là lạm phát quay trở lại, nhu cầu trú ẩn vào các tài sản an toàn như ngoại tệ và vàng sẽ tăng mạnh. Điều này, nếu xảy ra, sẽ gây xáo trộn thị trường ngoại hối và đồng nội tệ sẽ chịu sức ép mất giá. Ngoài ra, rủi ro đến từ việc tích trữ ngoại tệ cho hoạt động buôn lậu vàng cũng không được loại trừ hoàn toàn khi giá vàng trong nước luôn được duy trì cao hơn giá vàng thế giới ở mức 3 – 4 triệu đồng/lượng như hiện nay.

Thêm vào đó, việc Fed tăng lãi suất cũng khiến việc ổn định tỷ giá trở nên khó khăn hơn. Có thể nói, dư địa (dự trữ ngoại hối và lãi suất tiền gửi USD) cho việc ổn định tỷ giá trong trường hợp xảy ra các bất ổn bên trong (thâm hụt thương mại và lạm phát) hay bất ổn bên ngoài (Fed tăng lãi suất, giá cả hàng hóa cơ bản thế giới tăng trở lại, hay chiến tranh tiền tệ) đang ngày càng trở nên hạn hẹp. Công cụ duy nhất còn lại có lẽ là lãi suất VND, tuy nhiên việc tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình hồi phục của nền kinh tế.

Do vậy, việc NHNN đưa ra cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt hơn trong năm 2016 là phù hợp với các điều kiện hiện nay, để tránh phải tăng lãi suất tiền gửi VND, ảnh hưởng xấu đến khả năng hồi phục của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, ông Phạm Thế Anh bình luận./.

H.Y

推荐内容