Quản lý thị trường Hà Nội: Thu giữ gần 2.000 đồ chơi trẻ em bạo lực Quản lý thị trường Hà Nội: Tăng cường kiểm tra,ảnlýthịtrườngHàNộiTăngcườngkiểmtrakiểmsoátdịpthábomgdanet kiểm soát dịp SEA Games 31 Quản lý thị trường Hà Nội: Tạm giữ hàng nghìn thùng bánh bông lan nghi nhập lậu Quản lý thị trường Hà Nội: Tiêu hủy lô hàng hóa vi phạm đợt 1/2022 |
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát cho SEA Games 31
Tháng 5/2022 trùng với thời điểm SEA Games 31 được tổ chức ở Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Chính vì thế các lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội đã nỗ lực tăng cường rà soát, giám sát chặt chẽ đối với các cơ sở kinh doanh, buôn bán tại các tuyến phố du lịch, tuyến phố chuyên doanh, đặc biệt tại gần các khu vực tổ chức thi đấu, khu vực khách sạn, dịch vụ lưu trú, phục vụ công tác tổ chức đại hội… Tình hình buôn lậu, hàng cấm, hàng giả và gian lận thương mại đã được các lực lượng chức năng thành phố tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát.
Tuy nhiên tình trạng buôn bán, tiêu thụ, vận chuyển trái phép các loại hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm về nhãn, niêm yết giá bán hàng hóa, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ… vẫn còn xảy ra. Đặc biệt, trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”, hai đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm và các lực lượng chức năng của Ban chỉ đạo 389 thành phố đã phát hiện và xử lý một số vụ việc vi phạm về an toàn thực phẩm.
Điển hình, Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội chủ trì phối hợp với Phòng cảnh sát môi trường - Công an TP. Hà Nội đã phát hiện và thu giữ hàng trăm thùng kẹo không hóa đơn chứng từ, đang được sang bao, đóng gói thành kẹo có xuất xứ Nhật Bản cùng với máy móc được sử dụng trong hoạt động sang bao đóng gói.
Hàng trăm thùng kẹo không hóa đơn chứng từ, nghi xuất xứ Trung Quốc đang được sang bao, đóng gói thành kẹo có xuất xứ Nhật Bản |
Thông tin từ Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, trong tháng 5/2022 đã kiểm tra, xử lý nhiều vụ việc hàng lậu, hàng giả, gian lận thương mại. Cụ thể, Ban chỉ đạo 389 TP. Hà Nội đã ra quân kiểm tra 1.939 vụ; xử lý 1,636 vụ, khởi tố 11 vụ đối với 13 đối tượng. Tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước 202 tỷ 880 triệu đồng. Phạt hành chính 70 tỷ 104 triệu đồng, truy thu thuế, thu hồi thuế 132 tỷ 776 triệu đồng. Trong đó, hàng cấm, hàng lậu 211 vụ, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ 50 vụ, hàng gian lận thương mại 1.375 vụ.
Tháng hoạt động tích cực của Quản lý thị trường Hà Nội
Trong tháng 5, Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội đã kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các đội quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý địa bàn; tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, vi phạm về niêm yết giá, bán không đúng giá niêm yết; bày bán công khai hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ...; nhất là trong thời điểm diễn ra các hoạt động của SEA Games 31.
Trong tháng, riêng Cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội kiểm tra 400 vụ, xử lý 350 vụ, phạt hành chính 4 tỷ 182 triệu đồng. Tổng trị giá hàng vi phạm 8 tỷ 306 triệu đồng. Nhiều vụ việc lớn được lực lượng quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra, xử lý và kịp thời ngăn chặn như:
Ngày 19/4, Đội Quản lý thị trường số 01 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) kiểm tra cửa hàng kinh doanh thực phẩm tại bãi xe Yên Xá, Thanh Trì, Hà Nội, do ông Nguyễn Hồng Hải làm chủ.
8.100 chai thực phẩm bổ sung nhãn Kollagen 11.000 Plus không có hóa đơn chứng từ bị thu giữ |
Kết quả, lực lượng chức năng đã lập biên bản xử phạt hành chính đối với ông Nguyễn Hồng Hải số tiền 57,5 triệu đồng về các hành vi không đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định và kinh doanh hàng hóa nhập lậu là thực phẩm. Buộc cơ sở này phải tiêu hủy 8.100 chai thực phẩm bổ sung nhãn Kollagen 11.000 Plus, trị giá gần 65 triệu đồng.
Ngày 21/4, Đoàn liên ngành 389 huyện Hoài Đức (Hà Nội), do Đội Quản lý thị trường số 24 chủ trì tiến hành kiểm tra đối với Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Hiệp Hùng Phát, địa chỉ tại Km 8, đại lộ Thăng Long, xã An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức phát hiện tại công ty này có 43 thùng khẩu trang y tế kháng khuẩn ASANTE (50 hộp/thùng x 50 chiếc/hộp), sản xuất tại nhà máy Km 8 + 500 đại lộ Thăng Long, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Trị giá lô hàng gần 32 triệu đồng.
Qua kiểm tra, công ty này chưa thực hiện thủ tục công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật; công ty sản xuất trang thiết bị y tế khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế theo quy định.
Đoàn kiểm tra đã ra quyết định tạm giữ toàn bộ số hàng hoá vi phạm trên, để xử lý theo quy định của pháp luật và ra quyết định xử phạt hành chính doanh nghiệp này số tiền 50 triệu đồng.
Ngày 13/5, Đội Quản lý thị trường số 24 tiến hành khám xe ô tô biển kiểm soát số 24H- 005.84, do ông Trương Công Chính là lái xe, đang dừng đỗ tại điểm trung chuyển hàng hoá tại xã La Phù, Hoài Đức, Hà Nội.
Một lượng lớn bánh bông lan, táo đỏ, nho khô, hạt hướng dương không rõ nguồn gốc xuất xứ bị thu giữ và làm rõ |
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe có 1.000 thùng bánh bông lan (2 kg/thùng); 285 thùng táo đỏ khô (10 kg/thùng); 20 thùng quả nho khô (9 kg/thùng); 92 thùng hướng dương (500 g/túi; 20 túi/thùng). Trị giá lô hàng hoá khoảng gần 200 triệu đồng.
Tại thời điểm kiểm tra, ông Chính không xuất trình được hoá đơn, chứng từ liên quan đến lô hàng hoá trên.
Lực lượng chức năng đã tiến hành lập biên bản, thu giữ toàn bộ số hàng hóa vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật…