- Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã có những biện pháp xử lý thật nghiêm với hành vi sử dụng rượu,ốngrượuláixetạiViệtNamvàcácnướcbịphạtthếnàkèo 2.5/3 bia và các chất kích thích khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, tình trạng lái xe sau khi uống rượu, bia vẫn tồn tại.
Phụ nữ uống rượu lái xe: Những thảm họa chết người
Say rượu vẫn lái xe: Vui mình hưởng, đau thương người khác gánh
Uống rượu lái xe: Những thảm họa chết người
Gần đây, liên tiếp các vụ tai nạn giao thông kinh hoàng xảy ra mà nguyên nhân chính do người điều khiển phương tiện giao thông uống rượu, bia...
Uống rượu bia, ngoài việc làm tổn thương các bộ phận cơ thể người thì trong khoảng thời gian nhất định sau khi uống rượu còn bị giảm thể lực, giảm khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Điều khiển phương tiện giao thông trong trường hợp này rất nguy hiểm, dễ gây ra tai nạn và ảnh hưởng tới những người xung quanh.
Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trong tổng số các vụ tai nạn giao thông đường bộ, nguyên nhân do lái xe sử dụng rượu, bia chiếm tỷ lệ hơn 43%.
Uống rượu lái xe sẽ dẫn đến những thảm họa chết người (Ảnh minh họa) |
Chỉ riêng trong 3 tháng đầu năm 2018, 65-70% các vụ tai nạn giao thông có vi phạm quy định về nồng độ cồn. Những con số này cho thấy tình trạng say rượu, bia khi lái xe đã đến mức báo động.
Nhận thấy mức độ nguy hiểm cho xã hội nên tinh thần pháp luật Việt Nam là xử lý thật nghiêm trong cả ba lĩnh vực hành chính, dân sự và hình sự đối với hành vi sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khi tham gia giao thông.
Nghị định 46/2016/NĐ-CP đã quy định mức phạt rất nặng đối với hành vi sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khi tham gia giao thông đường bộ.
Cụ thể, với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn thì bị phạt cao nhất là 18.000.000 đồng. Người vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-6 tháng tùy vào mức độ vi phạm (Điều 5 Nghị định 46).
Với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn thì mức phạt cao nhất là: 4.000.000 đồng (Điều 6 Nghị định 46).
Về trách nhiệm dân sự đối với hành vi sử dụng rượu bia gây thiệt hại cho người khác cũng được quy định rõ tại Điều 596 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Về trách nhiệm hình sự, theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, nếu người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tại khoản 2 Điều 260 Bộ luật Hình sự, trường hợp có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định là tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự (bị phạt tù từ 3 - 10 năm).
Ở nước ngoài, say rượu lái xe sẽ nghiêm trị
Nhiều nước coi uống rượu khi lái xe là hành vi sát nhân và sẽ nghiêm trị người vi phạm.
Hàn Quốc sẽ nâng án phạt đối với tài xế say rượu gây tai nạn chết người lên mức cao nhất, thay vì mức án 1 - 3 năm tù giam như hiện nay.
Ở Trung Quốc, tài xế bị phát hiện trong máu có nồng độ cồn bị tạm giữ 15 ngày, tước bằng lái xe và trong 5 năm không được cấp bằng trở lại. Tài xế say xỉn gây ra tai nạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị tước bằng lái xe suốt đời.
Ở Hồng Kông, nếu tài xế bị phát hiện có nồng độ cồn vượt ngưỡng 0,22mg/lít khí thở trong lúc điều khiển ô tô sẽ bị phạt tiền, thậm chí bị tù giam đến 3 năm.
Ở Nhật Bản, tài xế uống rượu bị phạt lên đến 3 năm tù giam hoặc phải nộp phạt số tiền lên tới 500.000 yên Nhật (khoảng 102 triệu đồng). Cả những người để cho người uống rượu cầm lái cũng bị phạt 300.000 yên Nhật (khoảng 60 triệu đồng).
Các tài xế vi phạm quy định về nồng độ cồn trong máu và hơi thở sẽ bị nghiêm trị. (Ảnh: The Journal). |
Ở Anh, phạt từ 3 đến 6 tháng tù, phạt tiền từ 2.500 bảng (khoảng 74 triệu đồng) và tước bằng lái một năm (hoặc 3 năm nếu tái phạm) cho hành vi lái xe hoặc có ý định lái xe sau khi uống rượu bia.
Ở Nga, lần đầu vi phạm sẽ bị phạt 30.000 rúp (hơn 10 triệu đồng), đồng thời bị thu giữ bằng lái từ 1 năm rưỡi đến 2 năm. Tái phạm sẽ bị phạt 50.000 rúp (hơn 17 triệu đồng) và thu bằng lái 3 năm. Người giao xe cho người say xỉn điều khiển cũng bị phạt tương tự.
Ở Mỹ, tùy bang nhưng mức độ cồn trong máu của lái xe chỉ cần từ 50 - 80 microgram/100ml máu sẽ bị tước bằng lái xe đến 6 tháng, bị phạt ngồi tù từ 1 - 60 ngày. Sau thời hạn giam còn phải tham gia chương trình giáo dục, cải tạo dành cho người vi phạm lái xe trong tình trạng có độ cồn.
Ở Singapore, người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn trong máu từ 80mg/100ml trở lên bị phạt 5.000 SGD (83 triệu đồng) và ngồi tù 6 tháng. Nếu tái phạm, mức phạt sẽ tăng tới 1 triệu SGD (hơn 16 tỉ đồng) và 1 năm tù giam, bị cấm lái xe và bị đánh bằng roi.
Ở Đức, nếu nồng độ cồn trong máu vượt quá 0,05mg, người cầm lái sẽ bị phạt 500 euro, tạm giữ 4 phút và cấm lái xe trong 1-3 tháng tiếp theo. Mức độ nghiêm khắc của hình phạt sẽ tăng dần lên cùng với số lần vi phạm, và trong trường hợp nghiêm trọng nhất, người lái xe sẽ bị cấm lái suốt đời.
Ở Canada, người phạm tội lái xe dưới tác động của rượu lần đầu bị phạt 1.000 đô la Canada (khoảng hơn 17,8 triệu đồng) và bị đình chỉ giấy phép lái xe trong thời gian 1 năm. Những người tái phạm có thể bị phạt đến 18 tháng tù và bị cấm lái xe trong 3 năm.
Ở Na Uy, người vi phạm lái xe dưới tác động của rượu lần đầu bị phạt nặng, bao gồm đình chỉ lái xe trong 1 năm cùng bản án lao động công ích trong 3 tuần. Người phạm tội nhiều lần có thể ngồi tù và bị cấm lái xe suốt đời.
Ở Malaysia, nếu tài xế bị kết tội lái xe khi say rượu (trên mức cho phép 0,05%) và bị tống giam, vợ của người đó cũng có thể bị phạt tù.
Phần Lan và Thụy Điển đều quy định tài xế lái xe sau khi uống rượu sẽ phải lao động khổ sai trong vòng 1 năm.
Hạnh Nguyên (Tổng hợp)
Tai nạn BMW: Bài học cảnh tỉnh về dùng bia rượu khi lái xe
Tai nạn kinh hoàng của nữ tài xế 'đại gia' là bài học cảnh tỉnh cho những ai có nồng độ cồn trong người khi tham gia giao thông. Quy định của pháp luật như thế nào về nồng độ cồn?