Xuất khẩu nông sản đi EU phải đặt an toàn thực phẩm lên hàng đầu | |
Xanh hóa chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu nông sản |
Bông là một trong những mặt hàng Mali tạm ngừng xuất khẩu trong khi Việt Nam có nhập khẩu. Nguồn: Internet |
Việc tạm ngừng xuất khẩu nhằm phòng ngừa cuộc khủng hoảng ngũ cốc đang diễn ra trên thị trường thế giới và để bảo vệ sản xuất trong nước cũng như các tầng lớp dân chúng dễ bị tổn thương nhất tại Mali.
Theo cảnh báo của Liên hợp quốc, giá thực phẩm có thể tăng 30-40% tại khu vực Tây Phi. Thêm vào đó sự bất ổn về an ninh, chính trị tại Mali cũng làm cho vấn đề cung ứng hàng hóa nói chung trở nên phức tạp.
Mali có nền kinh tế mở trong đó ngoại thương chiếm 58% GDP. Mục tiêu chính của chính sách thương mại nước này là tiếp tục thực hiện chương trình điều chỉnh cơ cấu theo khuyến nghị của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nhằm đa dạng hóa nền kinh tế và ngoại thương.
Thuế nhập khẩu của Mali tương đối thấp (trung bình khoảng 10%) và có rất ít trở ngại về pháp lý hay pháp quy đối với hoạt động thương mại.
Theo IMF, do tác động của Covid-19, năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của nước này chỉ đạt 3,923 tỷ USD, giảm 16,8% và kim ngạch nhập khẩu đạt 4,877 tỷ USD, giảm 3,1% so với năm 2019. Năm 2021, IMF dự báo kim ngạch xuất khẩu của Mali sẽ tăng 16,7% và nhập khẩu tăng 11,5%.
Về trao đổi thương mại Việt Nam - Mali, theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này chỉ đạt 13,08 triệu USD, giảm mạnh so với năm trước đó (38,9 triệu USD) do ảnh hưởng của lệnh cấm vận kinh tế của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đối với nước này cũng như tác động của đại dịch Covid-19. Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Mali đạt 23,89 triệu USD (năm 2019 là 28,49 triệu USD).
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam gồm dầu thô, xi măng, hải sản, hạt tiêu, sản phẩm chất dẻo… Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là bông các loại, hạt điều, đồng, máy vi tính, sản phẩm sắt thép…