【đội hình psg gặp ac milan】Khó càng cần làm cho được!
Nhiều buổi tọa đàm về thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ theo cam kết EVFTA đã được tổ chức |
Khuôn khổ pháp lý của Việt Nam tương thích với đa số cam kết trong EVFTA
Điều đáng mừng,ócàngcầnlàmchođượđội hình psg gặp ac milan kết quả rà soát pháp luật Việt Nam với những cam kết về sở hữu trí tuệ (SHTT) trong EVFTA cho thấy, các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam hiện tại đã cơ bản tương thích với các cam kết.
Pháp luật Việt Nam đã tương thích với đa số cam kết về SHTT trong EVFTA ở cả 3 chế định lớn của chương này gồm: Nguyên tắc chung về bảo hộ SHTT, tiêu chuẩn bảo hộ SHTT và yêu cầu về biện pháp thực thi tại biên giới. Vì vậy, khi thực thi EVFTA, về nguyên tắc Việt Nam sẽ không phải điều chỉnh, sửa đổi hay bổ sung bất kỳ nội dung nào của các văn bản pháp luật hiện hành. Đây sẽ là một thuận lợi lớn với doanh nghiệp Việt trong thời gian tới.
Còn 4 cam kết trong EVFTA mà pháp luật về SHTT của Việt Nam đã có quy định, nhưng chưa hoàn toàn tương thích. Đó là một số quyền phải ghi nhận đối với người biểu diễn, nhà sản xuất các bản ghi âm, ghi hình; một số biện pháp bảo hộ chi tiết nhằm chống lại hành vi xâm phạm các biện pháp kỹ thuật bảo vệ quyền hay các thông tin quản lý quyền; một số tiêu chuẩn bảo hộ mới đối với kiểu dáng công nghiệp; một số yêu cầu tăng cường thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong triển khai các biện pháp dân sự trong thực thi quyền SHTT.
4 cam kết mà pháp luật Việt Nam chưa tuân thủ, bao gồm: Quyền độc quyền công bố đến công chúng của người biểu diễn, nhà sản xuất các bản ghi âm, ghi hình; quy trình và cách thức bảo hộ đối với 169 Chỉ dẫn địa lý của EU liệt kê trong EVFTA; cam kết bù đắp thời hạn sáng chế dược phẩm cho những chậm trễ trong cấp phép lưu hành; nguyên tắc suy đoán về quyền của người có tên trên tác phẩm.
Cần lưu ý đây chỉ là các quy định rất chi tiết mà pháp luật Việt Nam chưa ghi nhận chứ không phải những chế định hay vấn đề lớn về pháp luật.
Khoảng cách từ văn bản tới thực thi
Hệ thống pháp luật Việt Nam về khuôn khổ pháp lý liên quan đến vấn đề thực thi quyền SHTT tương đối toàn diện. Tuy nhiên, việc thực thi hiệu quả như thế nào mới là chuyện cần bàn.
Đơn cử, kết quả cuộc “Khảo sát Phần mềm toàn cầu” do Liên minh Phần mềm (BSA) thực hiện được công bố hồi tháng 5/2016, sau 10 năm thực hiện Luật SHTT từ 2006 đến nay, tỷ lệ sử dụng phần mềm không bản quyền ở Việt Nam là 78%, giảm 3% so với năm 2003. Tuy có giảm nhưng với tỷ lệ 78%, Việt Nam vẫn nằm trong số quốc gia có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao.
Tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm SHTT len lỏi vào mọi ngóc ngách đời sống còn phức tạp. Hầu như mọi chủng loại sản phẩm hàng hoá đều có hàng nhái, hàng có chứa yếu tố vi phạm quyền SHTT.... Các vụ vi phạm ngày càng tinh vi, có sự phân công, tổ chức chặt chẽ. Trong năm 2015, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra trên 38.000 vụ, phát hiện trên 25.000 vụ vi phạm, xử phạt trên 68 tỷ đồng, giá trị hàng vi phạm là trên 536 tỷ đồng.
Ở khối doanh nghiệp, ngoại trừ những doanh nghiệp lớn có cán bộ chuyên môn chuyên trách về SHTT, còn lại hầu hết doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa nhận thức hết tầm quan trọng của đăng ký bảo hộ cũng như bảo vệ quyền SHTT. Có doanh nghiệp còn không phân biệt được sự khác biệt giữa một nhãn hiệu với bản quyền kiểu dáng nên không biết áp dụng như thế nào cho đúng. Vẫn còn tình trạng doanh nghiệp “vô tình” vi phạm SHTT.
Hiệu lực của hệ thống các quy định về bảo hộ quyền SHTT còn thấp, tính minh bạch và sự nghiêm minh trong thực thi luật còn nhiều vấn đề cần xem xét… Các vi phạm SHTT chủ yếu được xử lý bằng xử phạt hành chính, nhiều trường hợp phạt xong lại vi phạm tiếp. Đại diện cơ quan chức năng của Bộ Công an từng chia sẻ, cứ 7 vụ vi phạm phát hiện thì chỉ có 1 vụ khởi tố. Để khởi tố điều tra là rất khó khăn vì có quá nhiều văn bản hướng dẫn nhưng lại chồng chéo, khi muốn khởi tố phải trích dẫn rất nhiều văn bản...
Thực tế diễn ra ở Việt Nam trong vấn đề SHTT dường như còn khoảng cách khá xa giữa các quy định trong văn bản với việc thực hiện. Hay nói cách khác, việc thực thi bảo hộ SHTT của chúng ta còn nhiều bất cập.
Khó cũng phải làm!
Trong khi thực thi bảo hộ các quyền SHTT theo tiêu chuẩn pháp luật hiện tại của Việt Nam cho thấy nhiều khó khăn, thì với mức bảo hộ cao hơn theo các cam kết của EVFTA, việc thực thi chắc chắn sẽ khó khăn hơn nữa.
Pháp luật về SHTT của Việt Nam thực hiện theo các cam kết về SHTT trong Hiệp định Về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền SHTT của WTO (TRIPS). Liên minh châu Âu (EU) - đối tác có thế mạnh trong sáng tạo và là một trong những nguồn xuất khẩu sản phẩm SHTT hàng đầu thế giới - do đó có những đòi hỏi cao hơn WTO về tiêu chuẩn bảo hộ cũng như các biện pháp thực thi các quyền SHTT cũng là điều dễ hiểu.
Cần lưu ý, rất nhiều nghĩa vụ trong EVFTA không chỉ bao gồm nghĩa vụ bảo hộ mà còn là yêu cầu bảo hộ “đầy đủ” (adequate), “hiệu quả” (effective).
Theo các chuyên gia, với hiện trạng thực thi pháp luật bảo hộ SHTT hiện nay, Việt Nam cần nhanh chóng có những biện pháp điều chỉnh để cải thiện năng lực thực thi cả ở hiện tại và trong tương lai để thực hiện nghiêm túc các cam kết trong EVFTA. Cần chú trọng đến mặt hiệu quả trên thực tế về năng lực của các cán bộ cũng như các chủ thể có liên quan và các cơ chế, nhằm đảm bảo thực hiện tốt hơn khi hiệp định được thực thi trong thời gian tới.
Có một điểm thuận lợi là, theo cam kết, khi EVFTA có hiệu lực Việt Nam sẽ có sự hỗ trợ của các đối tác để giúp chúng ta thực thi tốt hơn về quyền SHTT. Đây là cơ hội tốt để Việt Nam cải thiện các khía cạnh từ nhận thức của người sử dụng về những sản phẩm được bảo hộ cho đến năng lực hay thể chế của cơ quan thực thi cũng như sự chủ động của các chủ thể trong việc bảo vệ quyền của mình.
SHTT ngày nay đã trở thành một yếu tố quan trọng, quyết định sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp ở tầm vi mô và càng trở nên quan trọng đối với quốc gia ở tầm vĩ mô. Làm tốt khâu thực thi SHTT trong các cam kết giúp Việt Nam hội nhập và phát triển hiệu quả và vững vàng hơn.