【cặp đấu c1】Hòa giải trong tranh chấp dân sự tại tòa
Hòa giải tại tòa là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự,ảitrongtranhchấpdnsựtạcặp đấu c1 trong đó tòa án với vai trò là trọng tài giúp hóa giải và hàn gắn lại những rạn nứt, mâu thuẫn trong dân. Từ đó, góp phần giảm áp lực cho cơ quan tư pháp, giữ được tình làng nghĩa xóm, tình cảm vợ chồng...
Một tranh chấp dân sự được hòa giải tại Tòa án nhân dân huyện Châu Thành.
Tranh chấp dân sự là loại tranh chấp đa dạng và thường xảy ra trong cuộc sống, có thể là hàng xóm tranh chấp với nhau hay vợ chồng chung sống không hòa thuận tranh chấp về con cái, tài sản... Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, hòa giải là một trong những nguyên tắc bắt buộc trước khi xét xử, nhằm mục đích để các đương sự tự thỏa thuận với nhau, tránh phải tổ chức một phiên tòa. Hòa giải vốn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta, trong nhiều trường hợp, có thể thấy mục đích của việc hòa giải trước khi xét xử nhằm giúp cho các đương sự thỏa thuận với nhau, qua đó làm lành những rạn nứt, sứt mẻ về tình cảm.
Đơn cử như trường hợp của anh T. và chị H. Chị H. có ý định ly hôn anh T. vì cho rằng, từ ngày bị tai nạn chấn thương ở đầu anh không bình thường, không quan tâm, lo lắng cho chị như trước. Khi thụ lý đơn của chị H., nhận thấy đây là trường hợp có thể hàn gắn được nên ông Lương Phước Đại, Chánh án Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, chủ động mời hai bên đến tòa để tìm hiểu nguyên nhân và hàn gắn tình cảm bước đầu.
Ông Đại chia sẻ: “Qua hòa giải lần đầu cả hai bên đều không đồng ý, nhưng tôi quyết định mời thêm lần nữa để nghe hai bên chia sẻ tâm tư, nguyện vọng; giải thích cho họ hiểu về mâu thuẫn của hai người không lớn, khi ly hôn, con chung sẽ chịu nhiều thiệt thòi, thiếu vắng tình cảm của cha hoặc mẹ. Chị H. với tư cách là vợ, là mẹ không nên bỏ anh T. khi anh đang trong tình cảnh bệnh tật; còn anh T., cũng nên dành thời gian quan tâm, chia sẻ với chị H… Qua nhiều lời khuyên nhủ, chia sẻ tại tòa, chị H. và anh T. quyết định rút đơn, nắm tay ra về”.
Có nhiều trường hợp tranh chấp giữa bà con với nhau chỉ vì những chuyện lặt vặt. Nhưng những trường hợp này tỷ lệ hòa giải thành đạt rất thấp, vì trước khi đến tòa, các bên đã “đối mặt” với nhau thông qua công tác hòa giải tại cơ sở nhiều lần mà không có kết quả. Nhưng để giúp cho các đương sự có thể thỏa thuận với nhau, tránh phải mở phiên tòa xét xử, các thẩm phán vẫn tiến hành hòa giải lại để giúp các bên hiểu nhau hơn.
Như trường hợp của chị em ruột bà H. và bà T. Vì bà T. cất nhà lấn qua ranh đất của nhà bà H., nên giữa hai bên phát sinh mâu thuẫn. Bà H. quyết kiện bà T. ra tòa để giành lại phần đất của mình. Khi tòa án thụ lý và tiến hành hòa giải lần đầu, cả hai người đều không chấp nhận, vụ việc rơi vào bế tắc, tòa án đã chuẩn bị hồ sơ để mở phiên tòa xét xử. Tuy nhiên, nhận thấy vẫn còn cơ hội để hòa giải nên bà Phan Ngô Huỳnh, thẩm phán thụ lý vụ việc, quyết định mời hai bên đến hòa giải thêm lần nữa.
Chị Huỳnh chia sẻ: “Dù tỷ lệ hòa giải thành trong các vụ việc như thế này thường rất thấp, nhưng nhận thấy giữa bà H. và bà T. là chị em gái trong gia đình, nên tôi đã tập trung tìm hiểu tâm tư, tình cảm giữa hai bên để có cách giải quyết. Tại lần hòa giải này, các bên đã thỏa thuận được với nhau, bà T. đồng ý trả cho bà H. một số tiền về phần diện tích đất đã lấn sang, còn bà T. cũng đồng ý không khởi kiện nữa”.
Để có thể hòa giải thành trong các tranh chấp dân sự, đòi hỏi thẩm phán khi thụ lý vụ việc phải nắm kỹ hồ sơ, các quy định của pháp luật về vụ việc, từ đó tìm hiểu tâm lý các đương sự, hoàn cảnh gia đình để có cách hòa giải phù hợp. “Khi hòa giải tại tòa, thẩm phán phải tạo sự tin tưởng, tâm lý cởi mở để các đương sự trình bày mâu thuẫn và tạo niềm tin vào pháp luật thì tỷ lệ hòa giải thành sẽ cao hơn”, chị Huỳnh chia sẻ thêm.
Theo thống kê của Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, năm 2015, tòa án đã hòa giải thành 268 vụ tranh chấp dân sự, đạt tỷ lệ 53,2% tổng số án dân sự thụ lý. Ông Lương Phước Đại cho biết thêm: “Việc hòa giải được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận giữa các bên. Nội dung hòa giải không làm trái pháp luật và đạo đức xã hội. Thời gian qua, các vụ tranh chấp được hòa giải thành tại tòa đã góp phần giữ được tình làng nghĩa xóm cho bà con, qua đó giảm bớt được các giai đoạn tố tụng, tiết kiệm được thời gian, chi phí của Nhà nước và các bên liên quan”.
Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về nguyên tắc tiến hành hòa giải: - Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải đã được quy định. - Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây: + Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình; + Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không được trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội. |
Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO
相关文章
- Trao đổi với VietNamNet hôm nay, ông P.C.M. – Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc (2025-01-26
Party, State committed to fighting corruption
Party, State committed to fighting corruptionOctober 04, 2017 - 09:002025-01-26- Opportunities to promote co-operation between HCM City and Korean partnersSeptember 26, 2017 - 11:292025-01-26
Joblessness, pollution worry Cần Thơ voters
Joblessness, pollution worry Cần Thơ votersSeptember 27, 2017 - 09:002025-01-26Nhận định, soi kèo Cartagena vs Leganes, 21h30 ngày 5/1: Giải quyết sau phút 90
Nhận định bóng đá Cartagena vs Leganes hôm nayCác cầu thủ Cartagena đ&ati2025-01-26Deputy PM meets Chinese Vice Premier, urging stronger co
Deputy PM meets Chinese Vice Premier, urging stronger co-operationSeptember 12, 2017 - 10:032025-01-26
最新评论