【keo chap toi nay】DN dệt may “giẫm chân tại chỗ”

时间:2025-01-10 09:38:38 来源:Empire777

dn det may giam chan tai cho

Đối với ngành dệt may,ệtmaygiẫmchântạichỗkeo chap toi nay hạn chế lớn nhất là vấn đề nguyên phụ liệu, nội địa hóa thấp, phụ thuộc nhiều vào NK. Ảnh: S.T

Hiện Việt Nam có 5.982 DN dệt may. Đây là ngành XK mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp 8% vào GDP. Thế nhưng, sự mất cân đối trong quy hoạch đang khiến cho sức cạnh tranh của ngành này ngày một yếu đi.

Tại miền Bắc, số DN dệt may chiếm 30% số DN toàn ngành, trong đó, mật độ tập trung tại Hà Nội lên tới 12%. Các DN tập trung tại miền Nam chiếm 62% nhưng TP.HCM áp đảo với tỷ lệ 50,9%. Như vậy, miền Trung chỉ có vỏn vẹn 8% lượng DN dệt may trong cả nước. Mật độ các DN dệt may tập trung quá cao sẽ dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt giữa các DN dệt may với các ngành công nghiệp khác.

Bản thân các DN trong ngành cũng phải thừa nhận một thực tế: Thời gian qua, ngành dệt may Việt Nam tăng trưởng chủ yếu là nhờ hàng loạt các DN may nước ngoài đầu tư vào Việt Nam mở rộng, tăng thêm năng lực sản xuất, còn vấn đề tăng năng suất lao động hoặc cải thiện giá trị gia tăng của sản phảm thì mới chỉ xuất hiện ở một số DN đã biết “đi tắt, đón đầu”.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Tổng giám đốc Công ty May Hưng Yên thẳng thắn: “Trong hơn 10 năm qua, đã có trên 50% DN dệt may có sự tăng trưởng cả về lượng và chất, còn lại không ít DN vẫn giẫm chân tại chỗ, thậm chí đã có hàng ngàn DN dệt may bị giải thể hoặc phá sản”.

Cùng quan điểm này, bà Nguyễn Thị Thu Sương - người sáng lập thương hiệu thời trang Chuồn Chuồn Ớt phân tích thực tế ngành dệt may từ góc độ người làm thời trang. Bà Sương chia sẻ: Có thể với không ít người, nhất là các nhà thiết kế, thị trường Việt Nam khởi sắc nhưng tôi cho rằng thị trường thời trang Việt Nam đang giẫm chân tại chỗ nếu không nói là thụt lùi. Tình hình chung có thể là do thị trường bị ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế nhưng cái chính là do bản thân nội tại ngành thời trang chúng ta tồn tại quá nhiều rào cản...

Bà Nguyễn Thị Thu Sương phân tích: Thứ nhất, Do không có chính sách bảo hộ thương hiệu thời trang Việt khiến hàng lậu Trung Quốc không thuế tràn lan, các nhãn hiệu nước ngoài vào ồ ạt, đa dạng về mẫu mã lẫn sức mạnh tài chính đặt các DN thời trang Việt Nam vào thế “trứng chọi đá” ngay trên sân nhà. Thứ hai là câu chuyện giáo dục. Hàng năm, các trường cung cấp hàng trăm nhà thiết kế nhưng lực lượng này chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành thời trang...

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy - Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ: Dệt may là mặt hàng nằm trong nhóm chủ lực hàng XK của Việt Nam, vốn có tốc độ tăng trưởng khá và nằm trong nhóm chiếm khoảng 20% giá trị kim ngạch XK, nhưng vẫn là mặt hàng có giá trị gia tăng thấp, chủ yếu làm gia công, sử dụng lao động giá rẻ. Trong chuỗi giá trị toàn cầu, dệt may có khâu đạt lợi nhuận cao nhất là thiết kế mẫu, cung cấp nguyên phụ liệu và thương mại được làm ở các trung tâm thời trang thế giới tại Paris, London, New York... vải được sản xuất ở Trung Quốc, phụ liệu khác được làm tại Ấn Độ. Việt Nam chỉ tham gia vào khâu sản xuất sản phẩm cuối cùng với lượng giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị.

TS. Nguyễn Sỹ Phương, Phó Viện trưởng Viện Dệt may Việt Nam cho rằng: Việc xem xét để đưa ra các số liệu tăng trưởng của ngành dệt may là quan trọng, nhưng quan trọng hơn là đưa ra được các giải pháp để hiện thực hóa các mục tiêu. Đối với ngành dệt may, hạn chế lớn nhất là vấn đề nguyên phụ liệu, nội địa hóa thấp, phụ thuộc nhiều vào NK. Những vấn đề này cần có những chính sách, cơ chế khuyến khích DN đầu tư cụ thể vào các khu, cụm công nghiệp dệt may đã được đầu tư đồng bộ…

Việt San

相关内容
推荐内容