发布时间:2025-01-25 22:16:42 来源:Empire777 作者:Cúp C1
Trong tháng 7-2018,ựngthươnghiệugạoViệtKhngchỉlchuyệnthịtrườngxuấtkhẩkết quả deportivo saprissa logo gạo Việt sẽ được công bố. Dẫu chậm nhưng cũng là điều đáng mừng đối với Việt Nam - lâu nay được xem là một cường quốc xuất khẩu gạo. Điều lâu nay cả doanh nghiệp và nông dân cần là một thương hiệu gạo Việt. Đó là quãng đường dài. Xác định phân khúc nào để xây dựng thương hiệu: gạo cao cấp, gạo thường... nhắm vào thị trường nào ? Ai sẽ là chủ thể để xây dựng thương hiệu ?
Nhiều tiểu thương ở Vị Thanh - Hậu Giang vẫn bán gạo xô - chưa có nhãn hiệu.
Xây dựng thương hiệu từ nhãn hiệu
Dù đã xuất khẩu gạo gần 30 năm, nhưng nói đến chuyện thương hiệu cho gạo Việt vẫn như một điều “xa xỉ” đối với lúa gạo của Việt Nam. Cách đây khoảng 3 năm, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) mới chính thức bắt tay vào chuyện xây dựng thương hiệu cho gạo Việt. Và dự kiến trong tháng 7-2018, logo gạo Việt sẽ được công bố. Cụ thể các cơ quan chức năng đang tiến hành các thủ tục bảo hộ quốc tế thương hiệu gạo Việt. Để thực hiện bảo hộ, Việt Nam đã nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế sang hệ thống Madrid - hệ thống này được xây dựng trên cơ sở Nghị định thư Madrid và Thỏa ước Madrid. Cả hai văn bản này đều thiết lập một quy trình hành chính cho phép việc đăng ký thương hiệu ở nhiều quốc gia chỉ thông qua việc sử dụng một đơn đăng ký thương hiệu. Do có sự tham gia của đa số các nước nên đây được xem là phương thức đăng ký bảo hộ toàn cầu. Một “gam sáng” đang mở ra cho gạo Việt khi có thương hiệu và bộ tiêu chuẩn, điều mà Thái Lan đã làm với gạo thơm Hom Mali của họ từ năm 1955.
Lâu nay các chuyên gia trong ngành lúa gạo nói xuất khẩu gạo của Việt Nam thuộc dạng “ăn cơm nguội”. Nghĩa là một số lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam có nguồn gốc từ nước ngoài! Điều này là một thực tế chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Sản phẩm lúa gạo Việt Nam vốn rất đa dạng từ nguồn giống. Tại ĐBSCL đã có gạo “Một bụi đỏ Hồng Dân” (Bạc Liêu), “Nàng nhen Bảy Núi” (An Giang), “Gạo Nàng Thơm Chợ Đào” (Long An) với giá bán có loại cao hơn gấp rưỡi gạo thường, nhưng lại chưa có các thương hiệu chỉ dẫn địa lý như “gạo Việt Nam”, “gạo ĐBSCL”, “gạo thơm Sóc Trăng”... để thế giới biết đến. Bởi vậy các loại gạo đặc sản nêu trên thực ra “nổi tiếng” chủ yếu trong nước do chưa có chỉ dẫn địa lý, một trong những yếu tố quan trọng của thương hiệu, để có thể đứng vững ở thị trường nước ngoài. Ngay cả phương thức phân phối trên thị trường nội địa cũng có vấn đề. Kênh phân phối truyền thống trong nước là gạo được phơi bán lộ thiên không đóng gói, không có nhãn mác, gạo bị trộn lẫn tùy tiện. Nếu không chấn chỉnh tình trạng này, gạo Việt có thể khó đứng vững ngay trên sân nhà.
Nguồn giống đặc sản này hoàn toàn thích ứng khi xây dựng nhãn hiệu doanh nghiệp dẫn dắt đến thương hiệu quốc gia. Các chuyên gia trong ngành lúa gạo cho rằng: Xây dựng thương hiệu lúa gạo phải bắt đầu từ doanh nghiệp và khởi nguồn từ nhãn hiệu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải chứng minh thuyết phục người tiêu dùng trong nước (phải có tính chất tiêu thụ ngoạn mục). Cảm nhận và chấp nhận của người tiêu dùng sau đó mới tới các yếu tố khác.
Gạo Việt bị “đe” trên sân nhà
Trong bối cảnh nhiều đại gia nước ngoài nhảy vào phân phối thị trường nông sản thông qua hệ thống siêu thị thì điều này càng đáng lo hơn. Mới đây, trên Facebook của một giám đốc điều hành một công ty tại Cần Thơ đã gửi vào tường Facebook của một giám đốc kinh doanh ngành lúa gạo câu chuyện rất đau đầu: “Nhà mình thường mua gạo Thiên Kim - Đặc sản Tây Đô - sản phẩm của một công ty ở Long Xuyên, An Giang. Hàng tuần, vào chủ nhật, cả nhà mình sẽ mua thức ăn chính là thịt, cá để sử dụng cả tuần và vài tuần thì mua gạo một lần ở siêu thị… Hai tuần nay, mình không thể mua được gạo Thiên Kim dù vẫn nhìn thấy trên danh sách bảng giá. Cả một khu vực trưng bày toàn gạo Thái Lan và gạo Nhật thôi, ba lần hỏi thì nhân viên ở đây đều trả lời là hết hàng... Không khéo mai mốt dân ĐBSCL sẽ không còn sống được bằng cây lúa, trái cây của vùng châu thổ trù phú này. Đành rằng “mở cửa” là để phát triển kinh tế nhưng không lẽ gạo Việt Nam, gạo của ĐBSCL lại thua trên sân nhà thế này sao”! Đây là một thực tế đáng lo ngại cho mặt hàng gạo Việt chứ không còn là lời cảnh báo.
Theo GS, TS Võ Tòng Xuân: “Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam phải bắt đầu từ doanh nghiệp, sự hợp tác của doanh nghiệp và nông dân cùng với nghiên cứu của các nhà khoa học sẽ tạo ra vùng sản xuất rộng lớn”. Hơn ai hết, doanh nghiệp “biết mình, biết ta” trong cuộc cạnh tranh trên thị trường, họ cũng biết các đối thủ của hạt gạo Việt đã có nhiều bước đi và thủ thuật marketing “độc đáo” trên thị trường thế giới. Những khuyến nghị này đã được tỉnh Sóc Trăng thực hiện khá bài bản”.
Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã nhận ra việc xây dựng thương hiệu gạo Việt là yêu cầu sống còn trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh khốc liệt từ thị trường xuất khẩu gạo. Họ đã có những bước xây dựng nhãn hiệu ở những thị trường truyền thống. Điển hình là Công ty Cổ phần Gentraco. Với hơn 40 năm phát triển và hoạt động trong ngành chế biến gạo tại ĐBSCL, hàng năm sản lượng gạo tiêu thụ của Gentraco khoảng 300.000 tấn với doanh thu trên 3.000 tỉ đồng.
Từ lâu, ngay thị trường nội địa, Gentraco đã cung cấp các mặt hàng gạo cao cấp mang nhãn hiệu Gạo sạch Miss Can Tho; Gạo thơm Cò Trắng, Gạo sạch Ngọc Đồng, Gạo dinh dưỡng Ngọc Đỏ, nếp thơm Cò Trắng của Gentraco cũng luôn nhận được sự tín nhiệm của khách hàng cũng như các siêu thị trong nước như BigC, Lotte, Aeon, Satramart, Giant, Auchan, HTV Coop... Đối với thị trường xuất khẩu, các nhãn hiệu Miss Can Tho, Gentraco đã tiếp cận hệ thống siêu thị ở các nước Hồng Kông, Singapore,... giới thiệu sản phẩm và mở gian hàng trưng bày sản phẩm tại các hội chợ ngành gạo quốc tế… Việc đăng ký sở hữu nhãn hiệu cho nhãn hàng cũng đã thực hiện từ những năm 1990 tại các nước: Australia; Mỹ; Newzealand; Hồng Kông; Singapore. Đây sẽ là tiền đề để gạo Gentraco từng bước thâm nhập vào các thị trường này.
Có ý kiến cho rằng: Xây dựng thương hiệu gạo Việt là giải pháp. Trong bối cảnh hội nhập, các nước chỉ chấp nhận hình thức sản xuất lúa gạo hiện đại. Điều đó đồng nghĩa với việc xây dựng thương hiệu gạo Việt phải có chiến lược xây dựng gắn với kết cấu hạ tầng. Hạ tầng ở đây chính là: Doanh nghiệp phải cung cấp giống xác nhận cho nông dân (đầu vào); hướng dẫn họ sản xuất theo quy trình an toàn, chất lượng phù hợp với thị trường; gắn với kiểm soát đầu ra… Xây dựng thương hiệu cho gạo Việt hiện nay rất cần những việc thiết thực như cách làm nhãn hiệu của Công ty CP Gentraco.
Chiến lược phát triển dài hạn của Gentraco xác định mục tiêu ưu tiên phát triển phân khúc gạo cao cấp với sản phẩm chất lượng và tiếp cận các nhu cầu/phân khúc khác biệt. Để thực hiện được mục tiêu này công ty đã chủ động xây dựng vùng nguyên liệu riêng từ năm 2008 cũng như liên tục đầu tư hoàn thiện quy trình sản xuất từ sấy lúa tươi đến đóng túi theo các tiêu chuẩn riêng biệt của khách hàng. Đến giữa tháng 7-2018, tổng diện tích vùng nguyên liệu của Gentraco đã mở rộng khoảng 1.000ha tại Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang… với những nhu cầu riêng biệt của thị trường. Hiện Gentraco đang liên kết với khách hàng ở châu Âu xây dựng khoảng 300ha vùng nguyên liệu có kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo hướng bền vững SRP (diễn đàn sản xuất gạo bền vững), nông dân buộc tuân thủ quy trình sử dụng thuốc an toàn, ngoài ra quy trình cũng giúp giảm chi phí sản xuất và mang lại lợi ích cho môi trường. |
Bài, ảnh: CAO PHONG
相关文章
随便看看