【cúp quốc gia đan mạch】Cổ phần hóa, thoái vốn: Vẫn là chính sách ưu tiên, dù trở ngại còn nhiều
时间:2025-01-10 01:41:22 出处:Cúp C1阅读(143)
Đây là nhận định được Công ty Chứng khoán VNDIRECT (VNDS) đưa ra tại báo cáo “Cổ phần hóa và thoái vốn DNNN vẫn là ưu tiên chính sách bất chấp những trở ngại còn tồn tại” vừa mới phát hành.
Số tiền thu về từ năm 2016 đến nay gấp 3 lần giai đoạn 2011 - 2015
Báo cáo của VNDS cho biết,ổphầnhóathoáivốnVẫnlàchínhsáchưutiêndùtrởngạicònnhiềcúp quốc gia đan mạch trong nửa đầu năm 2018, Chính phủ đã phê duyệt phương án CPH của 19 DNNN, với tổng giá trị DN được định giá là 40.600 tỷ đồng (khoảng 1,8 tỷ USD). Theo phương án được phê duyệt, sau CPH và thoái vốn, Nhà nước chỉ còn nắm giữ 58,8% cổ phần, bán cho người lao động 0,5% cổ phần, bán ra bên ngoài 41,7% cổ phần thông qua IPOs (bán cổ phần lần đầu ra công chúng) và bán cho các nhà đầu tư chiến lược. Điều này đánh dấu sự chuyển biến trong công tác CPH và thoái vốn DNNN từ chào bán một lượng nhỏ cổ phần sang bán cả lô với số lượng lớn, từ đó tăng thêm sức hấp dẫn cho các thương vụ IPOs và thoái vốn DNNN.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, Chính phủ cũng đã hoàn thành công tác CPH tại 16 DNNN, bằng 73% số thương vụ CPH hoàn thành được trong cả năm 2017. Trong đó, 8 trong số các DN này nằm trong kế hoạch CPH của năm 2017, các DN còn lại thuộc kế hoạch CPH của năm 2018. Trong số này có nhiều tên tuổi lớn như Tổng công ty Điện lực Dầu khí (PVPOWER), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL), Tổng công ty Phát điện 3 (GENCO 3).
Chính phủ sẽ đẩy nhanh tiến độ CPH, thoái vốn nhà nước trong thời gian tới. Ảnh: DT |
Theo kế hoạch CPH đã được phê duyệt, tổng vốn điều lệ của 16 DN trên đạt hơn 136.000 tỷ đồng, trong đó Nhà nước sẽ chỉ nắm giữ 54,1% số cổ phần sau khi hoàn thành CPH và thoái vốn, bán ưu đãi cho người lao động 0,5% cổ phần và bán 45,4% cổ phần còn lại ra bên ngoài thông qua hình thức IPOs và bán cho các đối tác chiến lược. Nhà nước đã thu về được 22.500 tỷ đồng từ đợt IPOs các DN này và hiện tại đang bước vào giai đoạn 2 là tìm kiếm các đối tác chiến lược tiềm năng để tiếp tục thoái vốn nhà nước theo kế hoạch đã định.
Cũng trong nửa đầu năm 2018, Chính phủ đã thoái vốn nhà nước tại 42 DN, thu về gần 5.600 tỷ đồng (gấp 3 lần giá trị phần vốn nhà nước trước thoái vốn).
Như vậy, theo thước đo giá trị là số tiền Nhà nước thu về từ CPH và thoái vốn DNNN, quá trình CPH và tái cấu trúc DNNN đang tăng tốc và thu về những kết quả khả quan trong một vài năm vừa qua.
Tổng hợp lại, VNDS cho biết, Nhà nước đã thu về 28.100 tỷ đồng từ CPH và thoái vốn tại DNNN trong nửa đầu năm 2018, trong đó 22.500 tỷ đồng thu về từ các đợt IPOs và 5.600 tỷ đồng từ các đợt thoái vốn tại các DN đã CPH từ trước. Tổng số tiền thu về từ các đợt IPOs DNNN trong nửa đầu năm nay đã gấp 4 lần số tiền thu về trong cùng kỳ năm 2017.
Nếu kể từ năm 2016 đến nay, Nhà nước đã thu về 198.000 tỷ đồng từ CPH và thoái vốn tại DNNN, trong đó năm 2016 thu về 30.000 tỷ đồng, năm 2017 thu về tới 140.000 tỷ đồng (trong đó riêng thương vụ tại Sabeco thu về 110.000 tỷ đồng), và nửa đầu năm 2018 thu về 28.100 tỷ đồng. Tổng số tiền thu về từ năm 2016 đến nay đã gấp hơn 3 lần số tiền thu về từ CPH và thoái vốn DNNN trong giai đoạn 2011 - 2015.
Thách thức lớn vẫn còn đang ở trước mắt
Tuy vậy, theo VNDS, đối với công tác CPH DNNN, trong số, 85 DNNN phải thực hiện CPH trong năm 2018, mới chỉ có 19 DN được phê duyệt phương án CPH trong nửa đầu năm 2018.
Trong khi đó, công tác thoái vốn nhà nước tại các DN đã CPH cũng đang chậm hơn nhiều so với kế hoạch đã đề ra. Cụ thể, Chính phủ mới chỉ thoái vốn thành công tại 17 trên tổng số 135 DN nằm trong kế hoạch thoái vốn nhà nước của năm 2017. Số DN còn lại do đó bị lùi kế hoạch thoái vốn sang năm 2018 và điều này khiến khối lượng công việc phải thực hiện trong năm 2018 là rất lớn. Tổng số DN phải thực hiện thoái vốn nhà nước trong năm 2018 lên tới 181 DN, trong khi 6 tháng đầu năm 2018 mới chỉ hoàn thành thoái vốn tại 10 DN. Do đó, khối lượng công việc còn lại trong năm nay là rất lớn.
Vì vậy, “khả năng hoàn thành kế hoạch CPH và thoái vốn DNNN trong năm nay đang gặp thách thức rất lớn” - VNDS nhấn mạnh.
Tuy nhiên, công ty này cho rằng, Chính phủ có thể đẩy nhanh tiến độ thực hiện CPH và thoái vốn tại DNNN trong những tháng còn lại của năm 2018. Bên cạnh những phát biểu thể hiện rõ quyết tâm của lãnh đạo Chính phủ, Bộ Tài chính cũng có những bước đi để tạo hành lang pháp lý nhằm đẩy nhanh quá trình CPH và thoái vốn DNNN.
Theo VNDS, nhiều cái tên đáng chú ý nằm trong danh sách các DNNN cần hoàn thành quá trình CPH trong những tháng cuối năm 2018 và năm 2019 sắp tới. Đồng thời, Chính phủ sẽ tiếp tục thoái vốn tại một số DN đã hoàn thành CPH nhưng Nhà nước vẫn đang nắm giữ tỷ lệ cổ phần lớn.
Một số công ty đã lên sàn cũng đang tìm kiếm đối tác chiến lược để thoái vốn nhà nước như: BSR, OIL, POW. Song song với đó, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) cũng sẽ đẩy mạnh quá trình thoái vốn nhà nước tại một số DN như: VCG, DMC, SGC, VNC.../.
D.T
上一篇: Vụ chuyến bay giải cứu: Ông Nguyễn Anh Tuấn khai chạy án vì thương người
下一篇: Du khách thích thú ngắm hoa băng, đắp người tuyết trên đỉnh Fansipan
猜你喜欢
- Lắp đặt xong 8 nhà ga trên cao tuyến đường sắt Nhổn
- LOCK&LOCK Đà Nẵng khuyến mãi "khủng" dịp cuối năm
- Miễn phí chuyển phát căn cước công dân khi người dân thay đổi địa chỉ nhận
- Chuyến gạo dự trữ đầu tiên tặng nhân dân Cuba đã xuất cảng sáng 30/3
- Khẩn cấp ứng phó mưa lớn, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung
- Khách hàng nhận ưu đãi lớn tháng 5 khi đăng ký VTVcab
- Ngân hàng Chính sách Xã hội huy động thêm 600 tỷ đồng trái phiếu
- TP.HCM: Nước rút cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
- Về căn cứ xưa, nghe kể chuyện chở che bộ đội đánh giặc...