【thứ hạng của al-hazm】Chiến sự lại gia tăng ở Libya

 人参与 | 时间:2025-01-24 23:46:35

Bất chấp dịch Covid-19 hoành hành và lệnh ngừng bắn của Liên Hiệp Quốc,ếnsựlạigiatăngởthứ hạng của al-hazm chiến sự vẫn nổ ra ở Libya làm nhiều người thương vong.

Các tay súng Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya(GNA) giao tranh với quân đội miền Đông (LNA) của Tướng Khalifa Haftar tại Tripoli, Libya, hôm 2-4. Ảnh: THX

Tại cuộc họp trực tuyến vừa diễn ra, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) lên tiếng kêu gọi các bên liên quan tại Libya chấm dứt chiến sự, tuân thủ đình chiến nhân đạo, bảo đảm tiếp cận viện trợ nhân đạo đầy đủ và hướng tới một giải pháp chính trị. Cuộc họp này còn có sự tham dự của Công tố viên Tòa án hình sự quốc tế (ICC) cũng như Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Libyatại LHQ.

Các nước thành viên Hội đồng Bảo an đã bày tỏ quan ngại về tình hình chiến sự gia tăng, cũng như tác động về an ninh và nhân đạo ở Libya thời gian gần đây, đặc biệt là những vụ tấn công nhằm vào dân thường và cơ sở dân sự, trong đó có cơ sở y tế, trong bối cảnh quốc gia Bắc Phi này đang phải ứng phó với đại dịch Covid-19.

Tại cuộc họp này, Công tố viên ICC đã kêu gọi chính quyền Libya và các bên liên quan bắt giữ và giao nộp những cá nhân được cho là có hành vi phạm tội ác chống loài người và tội ác chiến tranh theo đề nghị của ICC dựa trên cơ sở Nghị quyết 1970 (2011) của Hội đồng Bảo an LHQ. Sáng kiến này được nhiều quốc gia đồng tình và hoan nghênh.

Trước đó, hôm 27-4, Hội đồng Bảo an LHQ đã đưa ra Nghị quyết kêu gọi tất cả các bên xung đột vũ trang tham gia ngay lập tức thực hiện kế hoạch “tạm ngừng bắn” vì mục đích nhân đạo ít nhất trong 90 ngày liên tiếp. Đồng thời kêu gọi chấm dứt thái độ thù địch ở các quốc gia liên quan và tăng cường hợp tác quốc tế để chống dịch Covid-19.

Theo dự thảo, kế hoạch “tạm ngừng bắn” này sẽ đảm bảo công tác hỗ trợ nhân đạo được an toàn, không bị cản trở và bền vững. Tuy nhiên, Hội đồng Bảo an LHQ hiện chưa ấn định ngày bỏ phiếu dự thảo nghị quyết này vì vấn đề khó khăn nhất trong nghị quyết là vai trò của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liên quan tới nguồn gốc của dịch Covid-19 mà Mỹ chỉ trích mạnh mẽ chưa được giải quyết.

Mới đây, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã kêu gọi ngừng bắn để bảo vệ dân thường tại các quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá như Yemen và Syria, Libya - những nơi mà hệ thống y tế nghèo nàn sẽ không ứng phó được dịch Covid-19. Các bên xung đột đã hưởng ứng lời kêu gọi này của ông Guterres, theo đó xung đột đã giảm phần nào. Tuy nhiên, thời gian gần đây, các hoạt động thù địch lại tiếp diễn.

Động thái của LHQ diễn ra sau một ngày Tướng Khalifa Haftar thông báo về một thỏa thuận ngừng bắn, tuy nhiên Chính phủ Đoàn kết Dân tộc (GNA) đã từ chối lời đề nghị này. Ngoài yêu cầu bất kỳ thỏa thuận ngừng bắn nào cũng phải được kèm theo “sự bảo đảm và cơ chế quốc tế” để giám sát việc thực hiện, GNA còn kêu gọi kích hoạt lại Ủy ban Quân sự 5 + 5, gồm 10 quan chức quân sự cấp cao, trong đó 5 người cho mỗi bên, vốn đã bắt đầu cho các đàm phán hồi tháng 1 tại Geneva và đã bị đình chỉ sau cuộc họp lần thứ 2 vào tháng 2 vừa qua. Ủy ban này chịu trách nhiệm xác định các điều kiện ngừng bắn và giám sát việc thực hiện nó, dưới sự giám sát của Manul.

Trong một diễn biến liên quan, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố Matxcơva không chấp thuận động thái giành quyền điều hành đất nước của Tướng Khalifa Haftar, Chỉ huy quân đội miền Đông Libya. Nga vẫn duy trì cam kết tìm kiếm một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột tại Libyathông qua đối thoại.

Trước đó, hôm 27-4, Tướng Haftar đã tuyên bố hủy bỏ thỏa thuận chính trị do LHQ bảo trợ và sẽ đứng ra điều hành đất nước với lý do người dân đã “ủy nhiệm” ông làm điều đó. Hệ lụy của việc này đã làm cho xung đột giữa hai bên liên tục diễn ra.

Theo Báo cáo về thương vong thường dân của Phái bộ Hỗ trợ LHQ tại Libya (UNSMIL) trong quý I/2020, đã có 64 dân thường thiệt mạng và 67 người bị thương, tăng 45% so với quý I/2019. Nếu tính từ năm 2011 khi chính quyền của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi bị lật đổ đến nay, Libya có hàng triệu người thương vong và tha phương cầu thực.

Đáng quan ngại là tính đến ngày 5-5, Libyacũng ghi nhận 63 cas mắc Covid-19, trong đó 3 trường hợp đã tử vong. Nguy cơ dịch bệnh sẽ bùng phát tại quốc gia này nếu các cuộc xung đột tiếp tục diễn ra và các gói cứu trợ không đến kịp với người dân.

HN tổng hợp

顶: 7216踩: 7614