【nhận định bongda】Cấp bách gỡ khó cho ngành cá tra

 人参与 | 时间:2025-01-10 19:58:39

Điều nghịch lý là hiện nay nhu cầu nhập khẩu sản phẩm cá tra trên thế giới tăng,ấpbchgỡnhận định bongda nhưng các nhà máy ở ĐBSCL hạn chế nhận đơn hàng, bởi không đảm bảo thời gian giao hàng đúng hẹn...

Nhu cầu nhập khẩu cá tra những tháng cuối năm trên thế giới tăng cao. Ảnh: H.TÂN

Xuất khẩu giảm mạnh

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, diện tích thả nuôi cá tra ở vùng ĐBSCL từ đầu năm đến nay khoảng 3.516ha (bằng 74,3% so với cùng kỳ 2020), trong đó diện tích thả nuôi trong tháng 7 và tháng 8-2021 giảm khoảng 50-55% do các tỉnh áp dụng giãn cách xã hội. Đối với sản lượng cá tra thu hoạch ước đạt 932.000 tấn (bằng 81% so với cùng kỳ năm 2020); trong đó sản lượng cá tra thu hoạch của tháng 8 giảm 44,9% và nửa tháng đầu tháng 9 giảm 77% so với cùng kỳ. Cũng do thực hiện giãn cách xã hội nên các nhà máy chế biến ở ĐBSCL đều giảm công suất chế biến, giảm thu mua nguyên liệu đầu vào, từ đó khiến giá cá tra thương phẩm loại 1 giảm ở mức 21.000-22.000 đồng/kg, thấp hơn chi phí giá thành. Toàn vùng hiện có khoảng 119 nhà máy chế biến cá tra có đăng ký xuất khẩu, với khoảng 190.000 lao động. Đến đầu tháng 9 cần gần 49% số lượng nhà máy ngừng hoạt động, số công nhân phải nghỉ việc do dịch bệnh khoảng 70%. Đối với những nhà máy đang sản xuất cầm chừng thì số lượng công nhân có thể huy động cũng chỉ 20-30% nên năng suất lao động giảm mạnh.

Bà Tô Thị Tường Lan, Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhìn nhận, từ giữa tháng 7 đến nay, do áp dụng kiểm soát dịch bệnh ở các tỉnh ĐBSCL đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành thủy sản nói chung, trong đó ngành cá tra thiệt hại rất lớn. Cụ thể, những nhà máy cá tra vẫn đang hoạt động “3 tại chỗ” chỉ duy trì công suất chỉ đạt 20-30%. Ngoài ra, số lượng các nhà máy thu mua cá cũng rất hạn chế, do không thể đi qua các vùng thu mua nguyên liệu. Riêng ở thành phố Cần Thơ hầu hết các nhà máy đều tạm ngừng hoạt động. Dự kiến bước vào tháng 10-2021, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa lên được kế hoạch mở lại sản xuất. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt nhân lực do cách ly, nhiễm bệnh, thiếu hụt tài chính để vận hành... cũng là trở ngại lớn để các doanh nghiệp phục hồi sản xuất trở lại. Chính vì những khó khăn trên nên kim ngạch xuất khẩu cá tra trong tháng 8-2021 đã giảm 28,5% so với cùng kỳ, dự kiến tháng 9 tiếp tục giảm khoảng 30%.

Bà Tường Lan cho rằng, về cơ bản nếu tính riêng xuất khẩu cá tra của 8 tháng đầu năm 2021 thì kim ngạch có tăng 8,8% so với năm 2020. Kết quả trên là nhờ sự tăng trưởng mạnh vào thời điểm đầu năm của một số thị trường như: Nga (tăng 113%), Ai Cập (tăng 87%), Brazil (tăng 75%), Hoa Kỳ (tăng 45%)…

Nỗ lực phục hồi sản xuất

Nói về tình hình nhập khẩu cá tra trên thế giới hiện nay, bà Tô Thị Tường Lan nhận định: “Theo dự báo nhu cầu nhập khẩu cá tra tại nhiều quốc gia trên thế giới đang tăng, đặc biệt là sẽ tăng mạnh vào dịp cuối năm, bởi phục vụ lễ Noel, Tết Dương lịch… Song, cái khó là nhiều doanh nghiệp chưa thể mở rộng sản xuất hoặc phục hồi khá chậm; từ đó nguy cơ sẽ mất những đơn hàng cuối năm và doanh nghiệp cũng không dám nhận những đơn hàng mới. Đây là điều vô cùng đáng tiếc”.

Ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam kiến nghị, từ năm 2019 đến nay giá cá tra dao động ở mức thấp kéo dài nên người nuôi đã thấm mệt; trong khi hàng loạt doanh nghiệp cũng rất khó bởi ảnh hưởng dịch Covid-19; một số nhà máy duy trì hoạt động “3 tại chỗ” nhưng chi phí quá cao và nhiều rủi ro nên không hiệu quả. Vì vậy, các doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCL rất mong Bộ Y tế phân bổ vắc-xin nhiều hơn để đẩy nhanh tiến độ tiêm ngừa nhằm khôi phục sản xuất, chế biến cá tra theo tình hình mới. Bên cạnh đó, các ngân hàng cần xem xét giảm lãi suất, giãn nợ… giúp ngành cá tra sớm khôi phục, nhất là những tháng cuối năm. Nhiều doanh nghiệp kiến nghị các tỉnh ĐBSCL cần tháo gỡ khó khăn cho công nhân vận chuyển, thu hoạch cá tra được đi liên tỉnh, bởi vùng nguyên liệu nằm ở nhiều tỉnh; tuy nhiên do phòng chống dịch nên công nhân không thể sang tỉnh khác thu hoạch, khiến cá tra bị tồn đọng nhiều…

Cũng theo các doanh nghiệp, lâu nay việc vận chuyển con giống, thức ăn, cá tra thương phẩm chủ yếu bằng đường thủy; thời gian thu hoạch và vận chuyển dài, chủ yếu theo con nước, trong khi việc vận chuyển theo phương thức này được kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt đã gây khó khăn cho hoạt động sản xuất. Một số cơ sở nuôi đã bán cá nhưng không thể tới nhà máy vì bị chặn lại, phải quay đầu lại địa điểm xuất phát. Điều đáng quan tâm là khả năng phục hồi của doanh nghiệp cá tra ở ĐBSCL chỉ có 30-40% đối với các doanh nghiệp có đủ năng lực để phục hồi sản xuất ngay sau khi kết thúc giãn cách xã hội; số doanh nghiệp còn lại rất khó hoặc cần thời gian dài để khôi phục lại hoạt động sản xuất. Theo tính toán, trung bình để khôi phục được 50% công suất phải mất từ 3-6 tháng; khôi phục 70% công suất sản xuất mất 9 tháng đến 1 năm; khôi phục 100% công suất sản xuất mất khoảng 1,5 năm…

Theo lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, từ tháng 7 đến nay, nhiều hộ nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh không bán được cá do không có doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh thu mua vì tạm ngưng hoạt động do dịch Covid-19. Bên cạnh đó, giá thức ăn viên công nghiệp tăng từ 15-20%, trong khi giá bán cá tra thương phẩm lại ở mức thấp nên người nuôi bị thua lỗ. Nhiều hộ nuôi cá tra áp dụng biện pháp giảm cử cho ăn để cắt giảm chi phí, chờ ngày thu hoạch.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp sớm phục hồi sản xuất, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã chia sẻ những khó khăn của ngành cá tra. Đồng thời, đề nghị các địa phương cần áp dụng giãn cách ở vùng đỏ trong phạm vi nhỏ nhất để mở rộng “vùng xanh”, tạo điều kiện mở rộng sản xuất. Tới đây, Bộ Y tế xem xét cân đối nguồn vắc-xin nhiều hơn cho đối tượng hoạt động trong ngành cá tra… Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đề nghị Hiệp hội Cá tra Việt Nam và VASEP nhanh chóng thống kê các doanh nghiệp, số lượng công nhân… hoạt động trong ngành cá tra chưa tiêm ngừa vắc-xin Covid-19, sau đó gửi danh sách về  đơn vị chức năng của Bộ NN&PTNT tổng hợp, nhằm sớm đề xuất nguồn vắc-xin cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra khôi phục sản xuất.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong, trong quá trình mở rộng, khôi phục sản xuất thì vấn đề quan tâm là nếu nhà máy chế biến xuất hiện ca F0 thì cần có cách ứng phó phù hợp, mà không phải phong tỏa toàn bộ nhà máy. Do đó, các doanh nghiệp cần xây dựng dây chuyền hợp lý, thiết kế phương án sản xuất tối ưu nhất nhằm xử lý nhanh, phạm vi hẹp, nếu trường hợp xảy ra dịch…

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đề nghị các tỉnh ĐBSCL cần tăng cường liên kết vùng để phát triển ngành cá tra, bởi một nhà máy ở tỉnh này nhưng họ xây dựng vùng nuôi ở tỉnh khác và có thể thu mua, vận chuyển liên tỉnh với nhau. Vì vậy, các địa phương cần nhìn chung một hướng, cùng liên kết từ sản xuất đến chế biến, xuất khẩu và các doanh nghiệp cùng đồng thuận là rất quan trọng…

Tổng cục Thủy sản cho biết từ khi các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 thì ngành hàng cá tra của toàn vùng bị tác động lớn. Cụ thể, sản lượng cá tra thu hoạch từ tháng 7 đến nửa đầu tháng 9 giảm mạnh so với cùng kỳ do các vùng nuôi bị thiếu nhân công thu hoạch, việc vận chuyển khó khăn, đầu ra bị bế tắc, giá bán giảm; từ đó dẫn đến sản lượng cá tra còn tồn đọng tại vùng ĐBSCL đang khá lớn. Về chế biến và xuất khẩu thủy sản, đến nửa đầu tháng 9, toàn vùng có 176/449 cơ sở ngừng sản xuất do không đáp ứng được gánh nặng chi phí và điều kiện 3 tại chỗ.

 

H.TÂN - H.THU

顶: 5441踩: 63283