设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【bóng đá số - dữ liệu 666】Thực thi Công ước CITES trong lĩnh vực hải quan 正文

【bóng đá số - dữ liệu 666】Thực thi Công ước CITES trong lĩnh vực hải quan

来源:Empire777 编辑:Cúp C1 时间:2025-01-10 22:39:00
Ấn Độ và Anh hợp tác chia sẻ thông tin trong lĩnh vực hải quan
Làm rõ khái niệm “khai sai so với thực tế” trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hải quan
Xử lý hơn 3.000 vụ vi phạm trong lĩnh vực hải quan
Cục Hải quan Đà Nẵng vừa phối hợp các cơ quan chức năng phát hiện hơn 138kg sừng động vật nghi là sừng tê giác, hơn 3,1 tấn xương động vật nghi là xương của động vật thuộc Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của Công ước CITES
Cục Hải quan Đà Nẵng vừa phối hợp các cơ quan chức năng phát hiện hơn 138kg sừng động vật nghi là sừng tê giác, hơn 3,1 tấn xương động vật nghi là xương của động vật thuộc Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của Công ước CITES

Trọng điểm đường biển và hàng không

Theo báo cáo của các cục hải quan địa phương, hầu hết các vụ buôn lậu động vật, thực vật quý hiếm điển hình với quy mô lớn trong giai đoạn từ năm 2017 đến 2020 đều thực hiện tại các cửa khẩu đường biển và đường hàng không, với các thủ đoạn tinh vi hơn so với giai đoạn trước đó. Số lượng vụ buôn lậu bằng đường biển chiếm khoảng 50% số vụ buôn lậu điển hình các loài động, thực vật hoang dã trong giai đoạn 2017 - 2020.

Hầu hết tội phạm buôn lậu động vật hoang dã chọn tuyến đường biển do thuận lợi trong quá trình vận chuyển với số lượng lớn. Chính vì vậy mà nhiều cảng biển của Việt Nam đã bị đưa vào diện cảnh báo cao về việc bị lợi dụng làm tuyến đường buôn lậu ngà voi và vẩy tê tê, trong đó 3 cảng được xếp vào diện rủi ro cao khu vực cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng và cảng Cát Lái (TP.HCM). Các nước xuất xứ thường là các nước châu Phi nơi có điều kiện tự nhiên hoang dã. Hàng hóa được quá cảnh thường qua các cảng biển tại Campuchia, Malaysia, Singapore, Hong Kong (Trung Quốc). Đích đến của của các hàng hóa động, thực vật hoang dã thường là Campuchia, Trung Quốc, Malaysia và Việt Nam.

Đối với tuyến hàng không, đa số vụ việc đã phát hiện có tính chất nghiêm trọng, thủ đoạn tinh vi, nhiều nhất là các vụ vận chuyển trái phép ngà voi và sừng tê giác. Các đối tượng chủ yếu mua bán ngà voi, sừng tê giác tại các nước châu Phi, sau đó vận chuyển bằng đường hàng không về sân bay quốc tế Nội Bài hoặc Tân Sơn Nhất để buôn bán, vận chuyển trái phép sang các nước lân cận, như Trung Quốc. Để qua mắt lực lượng Hải quan, các đối tượng thường cất giấu trong các đồ vật, bôi tỏi lên sản phẩm, chia nhỏ, cất giấu ngụy trang trong va-li… Sau đó, móc nối với một số đối tượng có nhiệm vụ trong sân bay để tuồn hàng ra ngoài.

Để đấu tranh với các vụ buôn bán, vận chuyển trái phép động thực vật hoang dã, những năm qua, Tổng cục Hải quan đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai hiệu quả Cơ chế một cửa quốc gia trong việc cấp Giấy phép CITES, đồng thời phối hợp giữa lực lượng Hải quan các cấp và các lực lượng chức năng trong chia sẻ thông tin, tuần tra, kiểm soát, đấu tranh phát hiện, xử lý các đường dây, ổ nhóm buôn bán trái phép động, thực vật hoang dã.

Mặt khác, Hải quan Việt Nam luôn tích cực, chủ động nắm bắt tình hình, thu thập, phân tích và sàng lọc thông tin, dữ liệu từ các địa bàn, từ hệ thống cơ sở dữ liệu của Ngành, từ hệ thống trinh sát, từ các cơ quan, lực lượng chức năng, tổ chức trong và ngoài nước, từ hệ thống tin báo, tố giác tội phạm và từ các nguồn công khai, bí mật khác nhằm nâng cao hiệu quả dự báo, cảnh báo tình hình, phát hiện sớm các nghi vấn, xác định trọng điểm, kịp thời tổ chức các phương án đấu tranh, triệt phá thành công nhiều chuyên án, vụ việc lớn, phức tạp.

Thực thi Công ước CITES trong lĩnh vực hải quan - Còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ

Nhiều khó khăn cần tháo gỡ

Bên cạnh thành tích đạt được, công tác đấu tranh, xử lý đối với các vi phạm liên quan đến động, thực vật hoang dã đang gặp nhiều khó khăn.

Thứ nhất, Luật Hải quan đã có quy định, chế tài về tội buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới nhưng chưa đủ sức để ngăn chặn các hành vi vi phạm này. Trong khi ngành Hải quan phát hiện, bắt giữ nhiều vụ vận chuyển trái phép động, thực vật hoang dã, nhưng Nghị định 157/2013/NĐ- CP quy định xử phạt hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản chỉ quy định về thẩm quyền xử phạt của các lực lượng Công an, Biên phòng, chưa quy định thẩm quyền xử phạt của lực lượng Hải quan.

Thứ hai, công tác giám định tốn kém, đôi khi gặp khó khăn do một số trường hợp tang vật có số lượng ít, không đủ làm mẫu vật. Việc giám định tang vật là quy định bắt buộc, song để thực hiện xử lý cần có kết quả giám định tư pháp. Nhưng việc giám định thường chậm, tốn kém do các quy định của pháp luật về giám định tư pháp. Hiện chưa có cơ quan nào được chỉ định là cơ quan khoa học CITES để giám định những mẫu vật nghi có nguồn gốc từ động vật hoang dã như ngà voi, sừng tê giác…

Thứ ba, khó khăn trong việc xử lý vật chứng là động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm. Đến nay chưa có văn bản nào quy định cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với tang vật động vật hoang dã, nên rất khó khăn việc bàn giao vật chứng. Mặt khác, đối với tang vật là động vật đã chết, sản phẩm động vật (da, bộ phận cơ thể…), các đơn vị Hải quan địa phương chưa có kho đông lạnh để bảo quản nên rất khó khăn cho việc quản lý và thiếu kinh phí nếu đi thuê, do vậy không đảm bảo an toàn; việc lưu giữ sản phẩm này thời gian dài sẽ gây hư hỏng, ô nhiễm.

Thứ tư, khó khăn trong việc xác định trị giá tang vật vi phạm, bởi các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm bị cấm (nhóm IB) lưu hành trên thị trường nên không có giá thị trường để đối chứng. Do đó việc định giá tang vật vi phạm theo quy định tại Khoản 3 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính gặp vướng mắc khi không có căn cứ để xác định giá trị.

Ngoài việc tháo gỡ các vướng mắc nêu trên, trong quá trình thực hiện lực lượng Hải quan cần sự phối hợp tích cực hơn nữa từ các lực lượng chức năng như Công an, Biên phòng… ngay từ khâu trao đổi thông tin, phối hợp, tập huấn, xử lý và bắt giữ.

Đồng thời, tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế, phục vụ tốt nhất cho công tác đấu tranh, phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; chú trọng thu thập thông tin trong nước và quốc tế về động vật hoang dã và các vụ việc bắt giữ, thủ đoạn buôn lậu để chủ động phân tích, dự báo, bảo đảm việc phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra xác minh đạt được hiệu quả cao.

Công ước về Buôn bán quốc tế các loài Động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora - CITES) là Hiệp định giữa các Chính phủ được ký kết vào năm 1973, nhằm mục tiêu kiểm soát hoạt động buôn bán quốc tế mẫu vật của các loài động, thực vật hoang dã một cách bền vững.

Sau khi trở thành thành viên thứ 121 của Công ước CITES vào năm 1994 và thuộc 10 nước có đa dạng sinh học cao nhất thế giới, trong đó có nhiều loài nguy cấp, quý hiếm, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

热门文章

3.4928s , 7587.4375 kb

Copyright © 2025 Powered by 【bóng đá số - dữ liệu 666】Thực thi Công ước CITES trong lĩnh vực hải quan,Empire777  

sitemap

Top