Động thái này chứng tỏ bước ngoặt trong chính sách của chính quyền ông Biden đối với TikTok,ỹđedọaTikTokBánmìnhhoặcbịcấbd bxh ha lan ứng dụng video ngắn của ByteDance (Trung Quốc). Theo nguồn tin củaThời báo Phố Wall, Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (Cfius) đã yêu cầu ByteDance bán cổ phần trong TikTok.
Lãnh đạo TikTok cho biết 60% cổ phần ByteDance nằm trong tay các nhà đầu tư toàn cầu, 20% của nhân viên và 20% dành cho các nhà sáng lập. Tuy nhiên, cổ phiếu của các nhà sáng lập có quyền bỏ phiếu lớn nhất. Đây là điều thông thường tại các hãng công nghệ. Zhang Yi Ming, Liang Rubo và những người khác thành lập ByteDance tại Bắc Kinh năm 2012.
Hôm 15/3, TikTok phản bác một vụ mua bán không thể giải quyết rủi ro an ninh. Ứng dụng cam kết dành 1,5 tỷ USD cho chương trình bảo vệ dữ liệu và nội dung của người dùng trước Trung Quốc. “Nếu bảo vệ an ninh quốc gia là mục tiêu, việc thoái vốn không xử lý được vấn đề: thay đổi trong chủ sở hữu không áp đặt bất kỳ hạn chế mới nào lên luồng dữ liệu hay truy cập dữ liệu”, người phát ngôn TikTok Brooke Oberwetter tuyên bố.
TikTok cho rằng cách tốt nhất chính là minh bạch, bảo vệ dữ liệu người dùng và hệ thống của Mỹ cùng giám sát từ bên thứ ba, xác minh, xác thực - điều mà TikTok đang thực hiện.
Đàm phán giữa Cfius và TikTok về cách thức bảo vệ dữ liệu TikTok đã diễn ra 2 năm và bị đình chỉ hàng tháng trời. Đại diện của Lầu Năm Góc và Bộ Tư pháp trong Cfius ủng hộ “ép bán”.
Phó Tổng chưởng lý Lisa Monaco và các quan chức cấp cao khác liên tục nhắc đến luật an ninh quốc gia Trung Quốc – yêu cầu các công ty trao dữ liệu khách hàng nếu cần thiết – làm nguyên nhân gây lo ngại.
TikTok cho biết kế hoạch bảo mật 1,5 tỷ USD về cơ bản sẽ lập hàng rào đối với hoạt động tại Mỹ, tất cả dữ liệu sẽ được lưu trữ trong nước. Kế hoạch cũng kêu gọi cho phép Oracle khả năng tiếp cận thuật toán TikTok và báo cáo vấn đề với các nhà điều tra Mỹ. Dù vậy, giới chỉ trích vẫn không thấy kế hoạch đủ hiệu quả.
Chưa rõ nước đi tiếp theo của Mỹ là gì. Nguồn tin của Thời báo Phố Walltiết lộ sẽ mất vài tháng mới có thể đưa ra phương án. CEO TikTok Shou Zi Chew dự kiến điều trần trước Ủy ban Thương mại và Năng lượng Hạ viện vào tuần tới để trả lời câu hỏi về bảo mật.
Năm 2020, chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump tìm cách ép bán TikTok cho một pháp nhân Mỹ song không thành công. TikTok và ByteDance đã kiện ra tòa và chặn được lệnh cấm trên toàn quốc do vi phạm tu chánh án Berman. Con đường chống lại TikTok của chính quyền ông Biden có thể cũng gập ghềnh như vậy.
Cùng lúc này, các nhà lập pháp Thượng viện đã giới thiệu dự luật tăng cường sức mạnh pháp lý trong tay chính phủ nhằm đối phó với các nguy cơ từ ứng dụng nước ngoài. Theo đó, Bộ Thương mại sẽ thiết lập quy trình giảm thiểu rủi ro và thậm chí cấm công nghệ ngoại quốc. Biện pháp nhanh chóng được các quan chức ủng hộ.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre từ chối bình luận về lệnh cấm TikTok song thừa nhận Nhà Trắng “lo ngại về ứng dụng này”. “Chúng tôi muốn bảo đảm các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số mà người Mỹ dùng hàng ngày an toàn và bảo mật”,bà nói.
(Theo WSJ)
Ngày TikTok phải 'bán mình' không còn xa
TikTok, ứng dụng chia sẻ video có nguồn gốc Trung Quốc đang xem xét tách khỏi công ty mẹ ByteDance nhằm trấn an mối lo ngại của Mỹ về rủi ro đối với an ninh quốc gia.