【kết quả giải romania】Cả đời gắn bó với công tác tài chính

时间:2025-01-10 19:56:45 来源:Empire777

Qua câu chuyện của ông,ảđờigắnbóvớicôngtáctàichíkết quả giải romania chúng tôi cảm nhận được sự tâm huyết của người từng có 37 năm công tác trong ngành Tài chính, trong đó có 9 năm liền giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài chính.

Chứng kiến nhiều sự thăng trầm của nền tài chính nước nhà

Cuối năm 1954, chàng trai Lý Tài Luận khi đó mới 19 tuổi, là một trong số hàng nghìn học sinh miền Nam được tập kết ra Bắc theo chủ trương của Đảng và Chính phủ. Có lẽ chính ông cũng không ngờ rằng, chuyến đi lịch sử ấy đã đưa ông đến với ngành Tài chính, để rồi suốt thời gian gần 50 năm làm việc, ông đã trưởng thành và gắn bó với công tác tài chính.

Ông nói: "Sau khi tập kết ra Bắc cuối năm 1954, thì đầu năm 1955, tôi được cử làm công tác thuế ở Lạng Sơn. Làm việc ở Lạng Sơn được 2 năm thì đến năm 1957, tôi được điều chuyển về Quảng Ninh và làm ở đó đến năm 1961. Từ cuối 1961 - 1966, tôi được Nhà nước cử đi học ngoại ngữ, rồi đi nghiên cứu sinh tại Đại học Kinh tế Tài chính Leningrad (Liên Xô cũ). Đến 12/1966, tôi về công tác tại Vụ Tổng dự toán, nay là Vụ Ngân sách Nhà nước của Bộ Tài chính. Đến cuối 1992 mới chuyển sang công tác tại Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội”.

Trải qua 37 năm công tác trong ngành Tài chính, từng kinh qua nhiều vị trí khác nhau, ông đã chứng kiến nhiều sự thăng, trầm của nền tài chính nước nhà. Trong suốt 9 năm giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài chính (1983 - 1992), đây là thời kỳ ngành Tài chính gặp rất nhiều khó khăn.

lý tài luận
Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính Lý Tài Luận. Ảnh: NM.

“Nhiều lúc chi tiêu phải tính toán từng đồng, quyết toán đến từng hào, từng xu nên rất chắt chiu. Phải nói rằng, dù ở thời kỳ nào thì tinh thần tiết kiệm, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư cũng được phát huy cao độ; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả ở ngành Tài chính cũng luôn được thực hiện một cách triệt để và nghiêm túc”, ông nói.

Điều khiến ông nhớ nhất không chỉ là sự đoàn kết, thực hiện có hiệu quả nhiều chính sách tài chính, mà còn là những khó khăn mà ngành phải đối mặt. Sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước hòa bình độc lập, thống nhất. Nhân dân hai miền Nam Bắc vui mừng, phấn khởi, đồng sức đồng lòng xây dựng Tổ quốc đi lên XHCN. Nhưng cũng thời gian này đã xuất hiện khó khăn mới, đó là xảy ra chiến tranh ở biên giới Tây Nam, khiến cho đời sống nhân dân đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Nền kinh tế trong tình trạng trì trệ, thu không đủ chi, phải dựa vào viện trợ.

Để giải quyết vấn đề bội chi ngân sách, Nhà nước đã phải in thêm tiền, dẫn đến siêu lạm phát. Ngoài ra, ngành Tài chính còn gặp khó khăn do phải bù giá hàng xuất khẩu, bù lỗ lương thực, thực phẩm bán cung cấp cho cán bộ công nhân viên chức, bù lỗ cho các xí nghiệp công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; chính sách bù giá vào lương, thay đổi lương mới, thanh lý hợp đồng của chế độ cũ, xử lý nợ nần cho nền kinh tế… Tất cả những khó khăn đó đã dần dần được tháo gỡ, bội chi ngân sách ngày càng giảm và có phần tích lũy cho đầu tư phát triển.

Tự hào về đạo đức “Người tài chính”

"Nhìn lại chặng đường 70 năm hình thành và phát triển của ngành Tài chính, chúng tôi cảm thấy tự hào và vinh dự. Bởi trong suốt gần 40 năm công tác trong ngành Tài chính, những cán bộ tài chính luôn giữ được phẩm chất đạo đức, đoàn kết, thống nhất ý chí, tương trợ giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ”.

Một trong những thành công của ngành Tài chính trong những năm đầu đổi mới, theo ông Lý Tài Luận đó là việc cải cách hệ thống thuế. Bộ Tài chính đã xây dựng được một hệ thống chính sách thuế gồm 9 sắc thuế và một số loại phí, lệ phí. Hệ thống thuế này đã khiến cho thu NSNN tăng nhanh qua các năm, đáp ứng yêu cầu chi thường xuyên ngày càng tăng của Nhà nước.

Sau thành công này, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa IX cũng đã thông qua Luật thuế Giá trị gia tăng thay cho Thuế Doanh thu và Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp thay cho Luật thuế lợi tức. “Việc cải cách hệ thống thuế đã góp phần thực hiện công bằng trong xã hội, các thành phần kinh tế bình đẳng nhau về nghĩa vụ thuế, đáp ứng được hội nhập quốc tế. Đây là một thắng lợi lớn của ngành Tài chính trong những năm đầu đổi mới”, ông Luận chia sẻ.

Là người trưởng thành từ ngành Tài chính, ông Lý Tài Luận cho rằng, có được những kết quả trên là do Bộ Tài chính đã quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ. Không chỉ trong thời bình, mà ngay cả thời chiến ngành Tài chính cũng đã rất quan tâm đến vấn đề này.

Ông nói: “Ngay từ thời kỳ kháng chiến, Bộ Tài chính đã có ý thức đào tạo cán bộ cho ngành. Việc đào tạo này không chỉ phục vụ cho bộ máy ở miền Bắc, mà còn đào tạo cán bộ nguồn cho miền Nam. Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, nhiều cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ đã được tăng cường vào miền Nam. Sau này, Bộ Tài chính cũng đã thành lập trường Tài chính để đào tạo cán bộ cho ngành Tài chính và cho cả nước. Điều này cho thấy ngành Tài chính chủ động chuẩn bị trước lực lượng cho bộ máy sau này”.

Có lẽ cũng vì được đào tạo một cách bài bản, cộng với đức tính liêm khiết, trung thực, thẳng thắn của con người xứ Quảng nên ông đã hai lần được cử làm Chủ tịch hội đồng hủy tiền Quốc gia. Và điều tự hào nhất với ông, là cả hai lần hủy tiền đó ông đã không để lại điều tiếng hay phê bình, trong khi có nhiều người đã phải vào vòng lao lý vì thiếu trung thực…/.

Nhật Minh

推荐内容