“Phá băng” thị trường nhà ở xã hội | |
Nhiều chính sách tác động tích cực đến thị trường bất động sản |
Ảnh minh họa |
Phản hồi về các nội dung này, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, Ngân hàng Nhà nước không có phát ngôn cũng như văn bản nào về việc siết tín dụng bất động sản. Thực tế, đến cuối năm 2022, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tăng khoảng 24% (trong khi tăng trưởng tín dụng chung của cả nền kinh tế là 14,5% ) so với 2021 là một trong những lĩnh vực tăng trưởng cao nhất, chiếm tỷ trọng 21,2% tổng dư nợ đối với nền kinh tế (cao nhất trong 5 năm qua). Bên cạnh đó, trong việc tiếp cận vốn, các doanh nghiệp cũng cần đáp ứng các tiêu chuẩn vay vốn như tính pháp lý của dự án, tài sản đảm bảo, cơ cấu nợ vay... Bởi nếu không đáp ứng các tiêu chuẩn thì sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống tín dụng. Đánh giá về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho rằng cần nhiều chính sách khác nhau, trong đó có chính sách tín dụng.
Nhìn thẳng thực tế, sự khó khăn của thị trường bất động sản hiện nay là do nhiều nguyên nhân và cần sự đồng bộ các giải pháp tháo gỡ từ các bộ, ngành cũng như từ chính doanh nghiệp. Trong đó, tỷ lệ các dự án vướng mắc về pháp lý trong quá trình triển khai là rất cao. Điều này cần sự vào cuộc của nhiều bộ, ngành, địa phương. Khi tháo gỡ những vướng mắc này, ngân hàng mới có cơ sở để cho vay vốn, người tiêu dùng mới tin tưởng để mua sản phẩm. Bên cạnh đó là cơ cấu lại phân khúc thị trường, trong khi nhà ở xã hội và nhà cho người thu nhập thấp đang có nhu cầu cao thì thị trường lại lệch pha khi có quá nhiều sản phẩm ở phân khúc cao cấp. Như vậy nguồn tín dụng ưu tiên cho phân khúc nhu cầu thực là nhà giá thấp thì doanh nghiệp lại ít triển khai.
Có thể thấy, chỉ riêng giải pháp tín dụng sẽ không giải quyết triệt để những khó khăn của toàn thị trường bất động sản. Đặc biệt vai trò của từng doanh nghiệp bất động sản là rất quan trọng. Doanh nghiệp cần có chiến lược, kế hoạch phù hợp về thị trường, nguồn vốn cũng như các giải pháp dự phòng rủi ro. Nếu doanh nghiệp quá phụ thuộc vào một dòng tiền, tập trung vào phân khúc nhiều yếu tố đầu cơ hay triển khai các dự án còn thiếu tính pháp lý thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều rủi do khi thị trường có biến động lớn.