【ban xep han ngoai han anh】Thời hiệu xử phạt tính từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh
Cục Hải quan TP.HCM phản ánh, Nghị định 128/2008/NĐ-CP có quy định: Trường hợp đã qua một năm, mà người có thẩm quyền không thể giao quyết định xử phạt đến người bị xử phạt do người đó không đến nhận và không xác định được địa chỉ của họ hoặc lý do khách quan khác thì người đã ra quyết định xử phạt ra quyết định đình chỉ thi hành các hình thức xử phạt ghi trong quyết định đối với người đó, trừ hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính...”.
Tuy nhiên, Luật Xử lý vi phạm hành chính (VPHC) và Nghị định 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Xử lý VPHC lại không có quy định nào để áp dụng cho trường hợp quá 1 năm mà người có thẩm quyền xử phạt không thể giao được quyết định xử phạt. Do vậy, việc không ra được quyết định đình chỉ thi hành QĐXP dẫn đến tồn đọng nhiều hồ sơ vụ vi phạm không đưa vào phúc tập được. Hải quan TP.HCM thắc mắc, đối với những trường hợp như trên không biết kết thúc hồ sơ như thế nào.
Trả lời thắc mắc này, Vụ Pháp chế (Tổng cục Hải quan) cho biết, về việc giao quyết định xử phạt, Điều 70 Luật Xử lý VPHC quy định: “Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt biết. Đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận quyết định thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao.
"Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận; quyết định xử phạt đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử phạt thì được coi là quyết định đã được giao”.
Về việc quá thời hiệu thi hành quyết định xử phạt, Điều 74 Luật Xử lý VPHC quy định: “Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt VPHC là 1 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật phương tiện VPHC, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội.
"Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn”.
Vì vậy, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh cần căn cứ quy định nêu trên để kết thúc hồ sơ.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- Hiện trạng rừng ở dự án hồ chứa nước Ka Pét
- Thủ đoạn tinh vi của tổ chức lừa đảo quốc tế tại Tam giác Vàng
- Xử lý 850.000 phản ánh về tin nhắn rác, cuộc gọi lừa đảo trong 10 tháng đầu năm
- Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024
- Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
- VietinBank tiên phong đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng
- Các xe đi theo thứ tự nào là đúng quy tắc giao thông?
- Liệu chiếc nhẫn thông minh mang tên Apple iRing có sớm ra đời?
- Câu chuyện lan tỏa cảm hứng: Một gia đình từ bỏ nghề giết mổ, buôn bán thịt mèo
- Kinh tế số khu vực ASEAN duy trì mức tăng trưởng mạnh mẽ
- Lộ thêm video, ảnh chi tiết Samsung Galaxy S25 Ultra
- Kinh tế số khu vực ASEAN duy trì mức tăng trưởng mạnh mẽ
- Bắt nóng nghi phạm cướp tiệm vàng ở Hà Nội ngay khi vừa gây án
- Kính mắt chống co giật cho người động kinh
- Nhiều bạn trẻ chọn tăng ca, làm thêm trong Tết Dương lịch
- Khởi động cuộc thi toàn cầu dành cho sinh viên đam mê công nghệ
- Tạm giữ kẻ tấn công 6 người ở Bến xe Giáp Bát
- Google đối mặt động thái lịch sử của toà án
- Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn
- AI làm nguy cơ tấn công mạng tăng theo cấp số nhân