Tiềm năng phát triển nhà máy điện rác tại Việt Nam
TheàmáyđiệnrácGiảipháphữuíchgópphầngiảibàitoánmôitrườtỷ lệ kèo world cup hôm nayo Bộ Khoa học và Công nghệ, nhà máy điện rác là một loại nhà máy sản xuất điện năng bằng cách đốt cháy rác thải, cũng được gọi là nhà máy xử lý rác thải. Quá trình này tạo ra nhiệt năng từ việc đốt cháy rác, sau đó sử dụng nhiệt năng này để tạo ra hơi nước và điện. Điện rác có thể giúp xử lý rác thải một cách hiệu quả và đồng thời tạo ra nguồn năng lượng tái tạo.
Nhà máy đốt rác phát điện lớn nhất Việt Nam tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội) chính thức hòa lưới điện quốc gia, vận hành giai đoạn 1 hôm 25/7/2022. Ảnh: CTV |
Hiện, Việt Nam đang có một số nhà máy điện rác vận hành hiệu quả như Dự án nhà máy điện rác Sóc Sơn, Hà Nội, với công suất 4.000 tấn rác/ngày, công suất phát điện 75 MW; Dự án nhà máy điện rác Vĩnh Tân, Bình Thuận, với công suất 600 tấn rác/ngày, công suất phát điện 30 MW; Dự án nhà máy điện rác Phù Ninh, Phú Thọ, với công suất 500 tấn rác/ngày, công suất phát điện 25 MW; Dự án nhà máy điện rác Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh, với công suất mỗi nhà máy là 1.000 tấn rác/ngày, công suất phát điện 50 MW…
Công nghệ đốt chất thải để tạo ra điện ngày càng được áp dụng rộng rãi do có một số ưu điểm nổi bật so với các công nghệ khác, như giảm được 90-95% thể tích và khối lượng chất thải; có thể tận dụng nhiệt; giảm phát thải khí nhà kính so với biện pháp chôn lấp; giảm thiểu ô nhiễm nước, mùi hôi... |
Trong đó, Nhà máy điện rác Sóc Sơn (thuộc Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) hiện đang vận hành 3/5 lò đốt, xử lý được khoảng 3 nghìn tấn rác/ngày đêm. Theo lãnh đạo nhà máy, nếu được cấp phép hoạt động hết công suất 5/5 lò đốt sẽ xử lý được khoảng 4-5 nghìn tấn rác/ngày đêm.
Tới đây, TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu tỷ lệ xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ mới hiện đại đến năm 2025 đạt 80% và đến năm 2030 đạt 100%. TP. Hà Nội cũng đang tập trung triển khai công nghệ hiện đại nhất để xử lý rác thải, dự kiến giai đoạn đến năm 2030, thành phố sẽ giải phóng mặt bằng để kêu gọi đầu tư các nhà máy xử lý chất thải rắn theo công nghệ hiện đại.
Ông Lê Văn Tâm - Phó Giám đốc Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường Việt Nam cho biết, nước ta hiện nay có khoảng 20 dự án điện rác. Quá trình đốt rác phát điện có thể tạo ra khói, khí thải và tro bay, gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, cơ quan chức năng sẽ có trách nhiệm giám sát, yêu cầu nhà máy điện rác phải tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và áp dụng các biện pháp kiểm soát ô nhiễm hiệu quả.
Vận hành nhà máy đốt rác phát điện tư nhân tiên phong tại Việt Nam
Ngày 1/11/2023, mới đây, tại xã Phù Lãng, thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp phát điện đã chính thức đi vào vận hành. Đây là nhà máy điện rác đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh đi vào hoạt động.
Bấm nút chính thức vận hành Nhà máy điện rác tại Bắc Ninh. Ảnh: CTV |
Đây là nhà máy đốt rác phát điện tư nhân tiên phong tại Việt Nam, là thành quả của mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Công ty TNHH Môi trường Ngôi sao xanh với Công ty TNHH Chosun Refractories ENG và Tập đoàn SK Ecoplant (Hàn Quốc) trong lĩnh vực phát triển công nghệ đốt rác phát điện và triển khai giải pháp trí tuệ nhân tạo trong đốt chất thải.
Việc vận hành nhà máy được kỳ vọng sẽ sớm trở thành hình mẫu tiên phong trao đổi chứng chỉ carbon theo thỏa thuận Paris và thỏa thuận song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam.
Nhà máy có chức năng xử lý chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt với công suất 180 tấn rác/ngày/đêm; công suất phát điện là 6,1MW.
Nhà máy đi vào vận hành chính thức được kỳ vọng góp phần bảo vệ môi trường của tỉnh cũng như có khả năng cung cấp cho địa phương khoảng 40 triệu KWh/năm.
Đồng thời, góp phần là cầu nối thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc nói chung và đặc biệt là dự án về môi trường phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội nói riêng.
Tại lễ bấm nút chính thức vận hành Nhà máy, Bộ trưởng Bộ Môi trường Hàn Quốc Han Whajin khẳng định, Hàn Quốc sẽ hỗ trợ Việt Nam về chuyên gia, công nghệ cũng như kinh nghiệm thực tiễn để hai bên cùng chung tay thực hiện cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu nhằm mục tiêu phát triển bền vững. |