欢迎来到Empire777

Empire777

【thứ hạng của celta vigo】Đầu tư vào nông nghiệp: Gắn thể chế tín dụng với sự phát triển vùng miền

时间:2025-01-11 04:03:54 出处:La liga阅读(143)

chat

Khi hệ thống tín dụng gắn với vùng miền thì khả năng kinh doanh về vốn sẽ tốt hơn,ĐầutưvàonôngnghiệpGắnthểchếtíndụngvớisựpháttriểnvùngmiềthứ hạng của celta vigo hiệu quả hơn.

Từ đó, các thể chế tài chính nêu cao trách nhiệm với sự phát triển của kinh tế vùng miền và người cho vay tín dụng cũng đánh giá được thực chất hiệu quả nguồn vốn vay tại đó”- chia sẻ của ông Lê Đức Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) với phóng viên TBTCVN.

* PV: Thưa ông,“nút thắt” của các DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vẫn ở các lĩnh vực: Vốn, tín dụng, khoa học công nghệ… Theo ông, những chính sách thời gian qua để “hút” DN vào nông nghiệp đã thực sự hiệu quả?

- Ông Lê Đức Thịnh:Có rất nhiều vấn đề liên quan đến “nút thắt” trong chính sách thu hút đầu tư DN vào khu vực nông nghiệp, có những việc dù đã được nỗ lực giải quyết nhưng chưa thành công, có việc chưa giải quyết dứt điểm...

Thứ nhất là việc liên quan đến đất đai. Hiện nay chính sách chưa thông thoáng về sử dụng đất. Ví dụ, trong nông nghiệp trên thực tế vẫn chưa có thị trường đất nông nghiệp, chúng ta vẫn quan niệm đất là sở hữu toàn dân.

Bên cạnh đó có những nút thắt đã được tháo gỡ nhưng tác động chưa đủ lớn để phát triển, thu hút đầu tư đó là phát triển tổ chức hợp tác xã, tổ liên kết để làm cầu nối cho DN và nông dân. Tiếp theo, tín dụng là một trong những chính sách dễ thực hiện nhưng hiện chính sách chưa đồng bộ, khó tiếp cận.

thinh
Ông Lê Đức Thịnh

* PV: Vốn là vấn đề lớn nhất khiến các DN phải “e ngại” và không “mặn mà” khi muốn đầu tư vào khu vực nông nghiệp. Ông đánh giá như thế nào về chính sách tín dụng hiện nay?

- Ông Lê Đức Thịnh: Có thể nói, vốn là một vấn đề rất quan trọng đối với các DN nói chung và DN đầu tư khu vực nông nghiệp nói riêng. Vấn đề về vốn còn nhiều khúc mắc.

Thứ nhất, hiện nay, cơ chế chính sách tín dụng đưa ra trên thực tế rất khó thực hiện bởi vì chưa đồng bộ và chính sách chưa cân đối được lợi ích của các bên khác nhau (gồm DN và NHTM).

Thứ hai, khi nghe DN kêu ca hiện nay lãi suất tín dụng quá cao chúng ta lại quên rằng, nếu lãi suất giảm đi mới chỉ có lợi cho DN, còn các ngân hàng kinh doanh tiền lại rủi ro, như vậy sẽ rất khó cho các ngân hàng khi thực hiện được chính sách. Ví dụ, nếu mức huy động đầu vào là 7% nhưng cho vay cũng quy định 7% thì rõ ràng NHTM không có lợi nhuận. Điều này buộc các ngân hàng phải đưa thêm các cơ chế khác. Khi đó, các ngân hàng cho rằng, mặc dù thực hiện chính sách, nhưng các DN không có đủ điều kiện vay.

* PV: Theo ông, làm thế nào để tháo gỡ “nút thắt” về vốn, để các bên có thể thực hiện tốt chính sách tín dụng đầu tư vào nông nghiệp?

- Ông Lê Đức Thịnh:Vấn đề đặt ra là Nhà nước phải giải quyết đồng bộ các cơ chế để các bên đều có lợi. Chúng ta đồng ý là giảm lãi suất cho khu vực nông nghiệp. Nhưng cũng phải hiểu, khi thiết kế chính sách thì không nên quá phức tạp để người kinh doanh vốn thực hiện. Cùng với đó, để thực hiện tốt chính sách tín dụng nhà nước phải tạo sự đa dạng về thị trường vốn. Ngoài những DN là đầu tàu kinh doanh tín dụng thương mại, Nhà nước cũng cần khuyến khích phát triển những thị trường tín dụng vi mô, những tổ nhóm tín dụng cho tương lai.

Đặc biệt theo đánh giá của một chuyên gia Nhật Bản, cách tổ chức thị trường ngân hàng và quỹ tín dụng của Việt Nam có hạn chế là ít gắn trách nhiệm của thể chế tín dụng với sự phát triển kinh tế của các vùng, miền. Đó là sự cần thiết đối với bất cứ quốc gia nào. Thực tế, khi hệ thống tín dụng gắn với vùng miền thì khả năng kinh doanh về vốn sẽ tốt hơn, hiệu quả hơn, giảm nhiều rủi ro cho cơ chế tín dụng. Ví dụ, những người chuyên làm tín dụng ở vùng sản xuất lúa gạo hay những thể chế tín dụng chủ yếu dành cho cà phê… thì ở đó sẽ có những đội ngũ chuyên sâu sẽ tư vấn cho chính những người đến vay vốn làm các dự án cà phê hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, khi gắn hệ thống tín dụng với các hệ thống vùng miền hay còn gọi là gắn với các phương thức sản xuất của vùng miền thì sẽ thấy được trách nhiệm của các thể chế tài chính với sự phát triển của kinh tế vùng miền và người cho vay tín dụng sẽ đánh giá được thực chất hiệu quả nguồn vốn vay tại đó.

Như đã biết, ở Việt Nam chúng ta chỉ biết các con số tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng nhưng lại không biết sự đóng góp của tín dụng này đối với sự phát triển kinh tế như thế nào. Trên thế giới, họ luôn đánh giá một thể chế tín dụng dựa trên năng lực phát triển kinh tế của vùng, miền chứ không phải chỉ dựa trên chỉ có chỉ số tăng trưởng vốn của thể chế đó.

* PV: Xin cảm ơn ông!

Nam Khánh (thực hiện)

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: