【soi kèo ma cao】Quản lý tốt AI để thúc đẩy tăng trưởng

AI - công cụ đắc lực trong quản lý chuỗi cung ứng Tổng thống Mỹ ban hành sắc lệnh về trí tuệ nhân tạo Để khai thác triệt để AI
Đầu tư AI dự kiến đạt 78,4 tỷ USD/năm vào năm 2027
Đầu tư AI dự kiến đạt 78,4 tỷ USD/năm vào năm 2027

Theo khảo sát mới nhất của Ernst&Young, 70% số giám đốc điều hành (CEO) trong khu vực coi AI là động lực thúc đẩy hiệu quả và đổi mới.

Nhưng AI cũng đi kèm với những rủi ro về kỹ thuật, xã hội, đạo đức và an ninh. Một số chính phủ đã đăng ký các nguyên tắc tự nguyện cấp cao, chẳng hạn như Nguyên tắc AI của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), vốn đang được xây dựng và đưa vào áp dụng.

Hội nghị thượng đỉnh về an toàn AI ở Anh đã góp phần tạo ra sự đồng thuận trên toàn cầu. Tuyên bố mang tính bước ngoặt của hội nghị cam kết hợp tác nhằm đảm bảo AI được sử dụng theo cách “lấy con người làm trung tâm, đáng tin cậy và có trách nhiệm”.

Những rủi ro trong ngắn hạn – từ xâm phạm quyền riêng tư và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ cho đến truyền bá thông tin sai lệch và duy trì các thành kiến xã hội - là những mối lo ngại chính đáng hơn đối với đại đa số các doanh nghiệp đang theo đuổi đầu tư vào AI. Các công ty này có thể được hưởng lợi từ các khung quy định và chính sách xung quanh AI, điều này không chỉ bảo vệ người tiêu dùng, mà còn rất quan trọng trong việc tạo lập đủ niềm tin vào AI để duy trì việc mở rộng các ứng dụng của AI.

Các công ty công nghệ lớn nhất nhận ra điều này. Mặc dù họ có “truyền thống” lo ngại về các quy định kìm hãm sự đổi mới, nhưng họ hiểu rằng việc xoa dịu những lo lắng về AI là rất quan trọng đối với sự phát triển của chính công nghệ này. Khu vực tư nhân có thể chưa đồng ý với các chi tiết cụ thể của các quy định do các nhà hoạch định chính sách ban hành, nhưng Alphabet, Microsoft và nhà phát triển OpenAI của ChatGPT đều ủng hộ quy định về AI dưới một số hình thức.

EU đã áp dụng cách tiếp cận toàn diện nhất, tập trung vào mục đích sử dụng và dựa trên những đánh giá về rủi ro. Gần đây, EU đã nhất trí về Đạo luật AI, dự kiến sẽ có hiệu lực theo các giai đoạn từ năm 2026, bao gồm các biện pháp sâu rộng để bảo vệ người dân. Đạo luật cũng đề cập đến các tác nhân trong chuỗi giá trị AI, bao gồm các nhà phát triển, nhà triển khai, nhà nhập khẩu và doanh nghiệp sử dụng các hệ thống AI này.

Tại Mỹ, sắc lệnh gần đây của Tổng thống Joe Biden đã tạo tiền đề cho các tiêu chuẩn liên bang mới về an toàn, bảo mật và độ tin cậy của AI.

Hiện Trung Quốc cũng đang soạn thảo luật AI toàn diện. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), vốn có vẻ ủng hộ cách tiếp cận tương đối tự do, hy vọng sẽ hoàn thiện Hướng dẫn ASEAN về Quản trị và Đạo đức AI vào đầu năm tới.

Quản trị AI đáng tin cậy và hiệu quả sẽ trở thành động lực ngày càng quan trọng cho tăng trưởng và lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là trước sự thay đổi trong thái độ của công chúng, khi mối lo ngại đang làm lu mờ sự phấn khích. Quy định là cần thiết và có thể nâng cao niềm tin vào AI và việc áp dụng nó. Các công ty cần góp phần xây dựng niềm tin vào AI và điều đó cần bắt đầu bằng việc quản trị tốt.

La liga
上一篇:Lãnh đạo thế giới chia buồn về sự ra đi của cựu Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh
下一篇:Mở rộng không gian phát triển