【tỷ lệ kèo nhà cái 7m】Vì sao phải sửa cùng lúc 5 Luật thuế?
Dự kiến trong quý III/2017, Chính phủ sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung dự án này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2018 theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nếu được thông qua, dự Luật này có thể được áp dụng từ 2019.
Tháo gỡ khó khăn cho DN
Cho biết về sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung 5 Luật thuế nói trên, ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế lý giải: Trước hết là để thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về hoàn thiện chính sách thuế nhằm mục tiêu cơ cấu lại nguồn thu NSNN theo các Nghị quyết của Bộ Chính trị và Quốc hội và giải quyết vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho DN đầu tư, kinh doanh và phát triển theo Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020.
Bên cạnh đó, qua thực tiễn triển khai thực hiện các luật thuế thời gian qua, do sự biến động nhanh của kinh tế - chính trị thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, chính sách thuế cũng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần thiết phải sửa đổi, bổ sung để đảm bảo phù hợp với thực tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của DN, tạo thuận lợi cho người nộp thuế. Một nguyên nhân khá trọng yếu dẫn đến việc phải sửa 5 Luật thuế vào thời điểm này, theo đại diện Bộ Tài chính, là nhằm thực hiện mục tiêu cải cách, xây dựng hệ thống thuế đồng bộ, phù hợp thông lệ quốc tế.
Như vậy, việc sửa đổi, bổ sung các luật thuế vừa thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về hoàn thiện chính sách thuế, vừa góp phần khắc phục những vướng mắc của các luật thuế hiện hành, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật và tháo gỡ khó khăn cho DN.
Sửa đổi, bổ sung 31 nội dung
Chia sẻ về định hướng cơ bản dự án Luật, ông Phạm Đình Thi cho biết: Luật thuế GTGT tập trung vào 7 nội dung. Trong đó, đáng chú ý, cơ quan soạn thảo chuyển phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng cho nông nghiệp, tàu đánh bắt xa bờ từ đối tượng không chịu thuế GTGT sang đối tượng chịu thuế GTGT; bổ sung quy định DN sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 5% nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết sau 12 tháng hoặc 4 quý thì được hoàn thuế GTGT. Mức thuế suất phổ thông thuế GTGT nâng từ mức 10% lên mức 12%.
Luật thuế TTĐB tập trung sửa đổi 4 nội dung gồm: Bổ sung nước ngọt vào đối tượng chịu thuế TTĐB với mức thuế suất 10% áp dụng từ năm 2019 nhằm mở rộng cơ sở thu, phù hợp với thông lệ quốc tế; tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá ngoài mức thuế suất tương đối 70% hiện nay tăng lên 75% vào năm 2019 đề nghị bổ sung thêm mức tuyệt đối 1.000 đồng/bao thuốc lá 20 điếu và 1.500 đồng/một điếu xì gà áp dụng từ ngày 01/01/2020 và xe ô tô vừa chở người vừa chở hàng áp dụng thuế suất thuế TTĐB bằng 60% mức thuế suất xe con cùng dung tích xi lanh; loại bỏ yếu tố nội địa khỏi giá tính thuế TTĐB đối với ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhằm thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô.
Có 8 nội dung được Bộ Tài chính dự kiến sửa đổi, bổ sung trong Luật thuế TNDN. Trước tiên, giảm thuế suất thuế TNDN cho DN nhỏ và vừa (DNNVV) để đáp ứng và tương thích với Luật hỗ trợ DNNVV mới được Quốc hội ban hành. Cụ thể: DN siêu nhỏ được áp dụng thuế suất 15%; DNNVV được áp dụng thuế suất 17%. Doanh thu làm căn cứ xác định DN thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 17% và 15% là tổng doanh thu của DN trong năm. Bên cạnh đó, nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN, cơ quan soạn thảo đưa vào quy định phương pháp nộp thuế GTGT và thuế TNDN đơn giản cho DN siêu nhỏ và sửa quy định về tỷ lệ thu thuế đối với nhà thầu nước ngoài và bù trừ thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản với lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Với Luật thuế TNCN, Bộ Tài chính cũng đề nghị sửa đổi 8 nội dung gồm: Bổ sung quy định không thu thuế TNCN đối với thu nhập từ lợi tức cổ phần của thành viên Hợp tác xã nông nghiệp, cá nhân là nông dân ký kết hợp đồng với DN tham gia “Cánh đồng lớn”; quy định miễn thuế TNCN đối với một số đối tượng đặc biệt đang thực hiện tại các Nghị định, Quyết định để đảm bảo tính hệ thống, thống nhất; bổ sung chính sách giảm thuế TNCN cho một số đối tượng là nhân lực công nghệ cao làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nông nghiệp, chế biến nông sản. Đặc biệt, bổ sung quy định thu nhập từ bản quyền bao gồm cả thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng tài nguyên internet theo quy định của Luật Viễn thông thuộc đối tượng chịu thuế.
Luật thuế Tài nguyên sửa đổi, bổ sung để thống nhất với các quy định liên quan. Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về người nộp thuế tài nguyên trong trường hợp khai thác nhỏ, lẻ; sửa đổi, bổ sung quy định về sản lượng tài nguyên tính thuế đối với nước thiên nhiên; sửa đổi, bổ sung quy định về giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện và giá tính thuế tài nguyên đối với tài nguyên khai thác XK...
Một số điểm đáng lưu ý: Tăng thuế xe pick-up, giảm giá tính thuế xe nội địa Một trong những nội dung được đánh giá là bước đột phá trong dự án Luật sửa 5 Luật thuế là thay đổi giá tính thuế TTĐB để khuyến khích DN nâng cao tỷ lệ nội địa hóa; tạo điều kiện để ô tô sản xuất trong nước cạnh tranh được với ô tô nhập khẩu trước bối cảnh hội nhập. Tại khoản 1 Điều 6 Luật thuế TTĐB hiện hành quy định: Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa NK là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở NK bán ra. Thực tế, quy định nêu trên chưa thực sự khuyến khích các DN nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, chưa tạo điều kiện cho hàng sản xuất trong nước cạnh tranh được với hàng NK. Điều đó được chứng minh bằng tỷ lệ nội địa hóa đối với xe 9 chỗ ngồi còn thấp so với mục tiêu đề ra. Do vậy, để khuyến khích DN nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh giữa ô tô sản xuất trong nước và ô tô NK, dự Luật đề xuất thay đổi giá tính thuế TTĐB đối với xe sản xuất trong nước theo hướng không tính thuế TTĐB đối với phần giá trị gia tăng tạo ra trong nước (linh kiện, phụ tùng) nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm sản xuất lắp ráp trong nước, khuyến khích các hãng xe nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng được sản xuất trong nước. Cũng liên quan đến ô tô, trong dự án Luật, Bộ Tài chính đề nghị điều chỉnh thuế suất thuế TTĐB đối với xe ô tô vừa chở người vừa chở hàng (xe pick- up). Bộ Tài chính đề nghị áp dụng mức thuế suất thuế TTĐB bằng 60% mức thuế suất xe con cùng dung tích xi lanh. Loại này chủ yếu có dung tích từ 2.000 đến 3.000 cm3 nên nếu thuế suất là 55% như xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống thì mức thuế suất của xe bán tải là 33%. Chuyển phân bón sang đối tượng chịu thuế GTGT Luật thuế GTGT hiện hành phát sinh nhiều vướng mắc về đối tượng không chịu thuế GTGT mà cụ thể là phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ; chuyển quyền sử dụng đất gây khó khăn cho DN và công tác quản lý thuế. Để tháo gỡ, Bộ Tài chính đưa ra 2 phương án. Một là chuyển nhóm hàng trên sang đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 5%. Các loại máy móc, thiết bị không chỉ sử dụng trong nông nghiệp mà còn dùng cho nhiều ngành sản xuất khác sang đối tượng chịu thuế GTGT với mức thuế suất thông thường 10%. Theo phương án này, DN sản xuất được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Do số thuế GTGT đầu ra tính theo mức thuế suất 5% trong khi máy móc, thiết bị, sắt, thép, nguyên vật liệu khác, điện, nước sản xuất... đầu vào chịu thuế GTGT với mức thuế suất 10% nên những DN này cơ bản được hoàn thuế GTGT. Phương án hai là chuyển các mặt hàng trên sang đối tượng chịu thuế GTGT với mức thuế suất phổ thông 10%. Phương án này khiến giá cả các sản phẩm có thể tăng lên do phải trả thuế GTGT. Số thu NSNN tăng nhưng DN sản xuất, lắp ráp và người nông dân đều không được hưởng lợi trực tiếp. Bộ Tài chính đề nghị cân nhắc phương án 1. DN cải tạo chung cư cũ, hưởng thuế TNDN ưu đãi 10% Để góp phần thúc đẩy hoạt động cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ, nâng cao đời sống cho người dân, Bộ Tài chính cho rằng, cần trình Quốc hội bổ sung quy định phần thu nhập của DN từ thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ thuộc sở hữu Nhà nước đã bán cho người đang thuê, bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sụp đổ... được áp dụng thuế TNDN ưu đãi 10% tương tự như đang áp dụng đối với hoạt động đầu tư xây dựng nhà ở xã hội hiện hành. Thuế TNDN hiện hành không ưu đãi đối với hoạt động này. |