您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【kqbd western united】Thầm lặng bên bệnh nhân “H” 正文

【kqbd western united】Thầm lặng bên bệnh nhân “H”

时间:2025-01-25 16:51:28 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Gần 10 năm gắn bó với bệnh nhân HIV/AIDS, chị Dương Tuyết Sương, cán bộ Chương t kqbd western united

Gần 10 năm gắn bó với bệnh nhân HIV/AIDS,Hkqbd western united chị Dương Tuyết Sương, cán bộ Chương trình phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm Y tế thành phố Vị Thanh, luôn quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ để những người trót mắc căn bệnh “H” có điều kiện tiếp cận điều trị bệnh và có thời gian sống khỏe mạnh lâu hơn.

Sau gần 10 năm, chị Tuyết Sương lại càng gắn bó với bệnh nhân HIV/AIDS.

Giúp bệnh nhân an tâm

Công việc của chị Tuyết Sương khá thầm lặng. Mỗi khi nhận được thông tin có trường hợp nhiễm HIV mới, chị liên hệ với địa phương để tìm địa chỉ bệnh nhân và trực tiếp xuống cùng với cán bộ ở trạm y tế đến nhà thăm, tư vấn cho bệnh nhân và gia đình người bệnh. Chị Tuyết Sương chia sẻ: “Hầu hết bệnh nhân khi biết mình nhiễm HIV sẽ suy sụp tinh thần, mình đến thăm hỏi, tư vấn nhằm động viên tinh thần cho người bệnh và còn giúp họ hiểu hơn về căn bệnh này, hướng dẫn bệnh nhân nơi điều trị và cả việc phòng lây bệnh cho những người xung quanh”. Trong khi xã hội nhiều người còn kỳ thị với bệnh nhân HIV, gây cho bệnh nhân cảm giác lẻ loi đơn độc chống chọi với bệnh tật, thì với sự quan tâm của những cán bộ y tế như chị Tuyết Sương càng giúp bệnh nhân an tâm điều trị bệnh.

Đối với những địa phương có bệnh nhân HIV nhiều, chị càng quan tâm hơn. Như ở phường IV đến nay đã lũy tích 67 cas, trong khi lũy tích bệnh nhân HIV của thành phố chỉ có 235 cas. Ông Chu Biên Cương, Phó trưởng Trạm Y tế phường IV, nói: “Ngoài đến nhà bệnh nhân lúc mới phát hiện bệnh, Tuyết Sương còn thường xuyên xuống cùng với trạm thăm, vãng gia ở các gia đình bệnh nhân định kỳ hàng tháng. Nhờ vậy, giúp phường làm tốt hơn công tác phòng, chống HIV/AIDS và chăm lo tốt cho bệnh nhân HIV/AIDS”.

Khi gặp những bệnh nhân khó tiếp xúc chị luôn gắn bó cùng cán bộ y tế địa phương kiên trì tuyên truyền, vận động mong có thể giúp bệnh nhân tiếp nhận điều trị. Bà Đào Thị Thơi, Trưởng trạm Y tế xã Tân Tiến, cho biết: “Xã có 8 trường hợp nhiễm HIV/AIDS đang được quản lý, trong đó có 1 trường hợp không tiếp nhận điều trị, bệnh nhân luôn khẳng định mình không mắc bệnh này. Lúc đầu, nhân viên trạm y tế xuống tư vấn không được rồi phối hợp với Tuyết Sương xuống thăm gia đình. Do bệnh nhân chưa đồng ý điều trị nên chúng tôi lui tới nhà vận động thường xuyên, mong bệnh nhân chấp nhận điều trị để đảm bảo sức khỏe”.

Đây là điều trăn trở của chị Tuyết Sương, bởi nếu bệnh nhân không tiếp xúc với chị và các cán bộ phụ trách chương trình ở địa phương sẽ không được điều trị và chăm sóc, tư vấn. Nếu việc điều trị chậm trễ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe bệnh nhân. Thực tế có những trường hợp do phát hiện bệnh muộn nên bệnh nhân tử vong thời gian sau đó không lâu. Nguy cơ lây bệnh ngoài cộng đồng sẽ cao hơn.

Để người bệnh luôn thấy cuộc sống ý nghĩa

Thường xuyên thăm hỏi tại nhà người bệnh nên chị Tuyết Sương rất hiểu về hoàn cảnh của từng bệnh nhân, ai khá giàu hay nghèo khó. Theo chia sẻ của chị Tuyết Sương, đời sống bệnh nhân HIV/AIDS hầu như đều khó khăn do mắc bệnh sức khỏe yếu và ảnh hưởng đến lao động. Chị nhớ từng hoàn cảnh, như có 1 trường hợp cha mẹ và con đều nhiễm HIV. Hiện tại, cha mẹ đã mất chỉ còn trẻ nhiễm HIV ở với bà. Đây là một trong những gia đình bệnh nhân mà chị nhớ nhất ở phường IV và trăn trở về cuộc sống của bệnh nhân quá khó khăn.

Trên địa bàn thành phố có 77 bệnh nhân HIV/AIDS đang được quản lý và hỗ trợ chăm sóc điều trị. Có những trường hợp đã điều trị hơn chục năm vẫn có sức khỏe ổn định để sống và lao động và có những trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV không bị nhiễm HIV, đây là niềm vui của những người làm công tác phòng, chống HIV/AIDS như chị. Một điều mà chị Tuyết Sương luôn mong mỏi: “Vấn đề kỳ thị, phân biệt đối xử với bệnh nhân HIV/AIDS thời gian qua đã giảm nhưng vẫn còn trong cộng đồng. Chính điều này làm cho một số bệnh nhân e ngại, ngại cả khi tiếp xúc với những cán bộ y tế sẽ không tốt cho sức khỏe bệnh nhân”.

Trong công việc, chính sự gần gũi, nhiệt tình là điểm tựa tinh thần của bệnh nhân HIV/AIDS ở thành phố Vị Thanh. Chị luôn thể hiện tình thương, trách nhiệm giúp bệnh nhân vượt qua căn bệnh thế kỷ. Theo chia sẻ của chị Tuyết Sương, thời gian tới có thể bệnh nhân điều trị ở một số tỉnh, thành khác được trả về địa phương điều trị, số lượng bệnh nhân cần chăm sóc, hỗ trợ sẽ nhiều hơn, lúc đó trách nhiệm của chị sẽ nặng nề hơn. Chị sẽ cố gắng giúp đỡ tất cả bệnh nhân có thể tiếp cận điều trị tốt, để họ thấy cuộc sống mình vẫn còn nhiều ý nghĩa.

Bài, ảnh: HỒNG DIỄM