【kèo nha cái 5】Dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi): Cơ chế xử lý hàng tồn đọng
Điều 45 Luật Hải quan hiện hành quy định thời gian xử lý đối với hàng hóa mà chủ hàng tuyên bố công khai từ bỏ, hàng hóa bị nhầm lẫn thất lạc. Luật cũng quy định cơ chế xử lý hàng hóa NK quá 90 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu dỡ hàng mà chưa có người đến nhận.
Tuy nhiên, quy định trên chỉ phù hợp với cảng biển và chưa làm rõ cơ chế xử lý, trách nhiệm của cơ quan có liên quan trong việc xử lý loại hàng hóa này cũng như chưa có quy định việc xử lý đối với các loại hàng hóa tồn đọng tại một số khu vực thuộc địa bàn kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan, như: cảng hàng không, cửa khẩu đường bộ, đường sắt, bưu chính,... phải xử lý bằng Thông tư của Bộ Tài chính và một số bộ, ngành liên quan.
Để khắc phục bất cập này, Điều 58 Dự thảo Luật Hải quan sửa đổi bổ sung theo hướng quy định cụ thể các loại hàng hoá XNK tồn đọng được lưu giữ tại các khu vực kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động của cơ quan Hải quan, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc xử lý loại hàng hóa này đồng thời rút ngắn thời gian xử lý.
Cụ thể: Hàng hoá quá 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu mà không có người đến nhận thì cơ quan Hải quan thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu chủ hàng hoá đến nhận thì được làm thủ tục hải quan và bị xử phạt theo quy định; nếu không có người đến nhận thì bị xử lý (bán thanh lý), đối với hàng hóa thuộc diện dễ hư hỏng, hàng đông lạnh, hóa chất độc hại, nguy hiểm, hàng sắp hết hạn sử dụng thì thời hạn xử lý là 05 ngày, kể từ ngày thông báo.
DN kinh doanh kho, bãi có trách nhiệm bố trí địa điểm kho, bãi đáp ứng các điều kiện giám sát hải quan để lưu giữ hàng hóa tồn đọng.
Hàng hóa tồn đọng được xử lý theo các phương thức sau: Hàng tồn đọng được bán thanh lý, tiền bán hàng được nộp vào ngân sách Nhà nước sau khi trừ các khoản chi phí bán hàng. Hàng tồn đọng sau khi bán không phải làm thủ tục hải quan; Hàng tồn đọng không còn giá trị sử dụng, phải tiêu hủy, thực hiện tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 58 dự thảo Luật quy định: Xử lý hàng hoá tồn đọng được lưu giữ tại cảng biển, cửa khẩu
1. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tồn đọng được lưu giữ tại các khu vực kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan bao gồm:
a) Hàng hóa mà chủ hàng hoá tuyên bố công khai từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ;
b) Hàng hóa do người vận chuyển hoặc doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi lưu giữ tại Việt Nam có văn bản từ bỏ quyền lưu giữ;
c) Hàng hóa nhập khẩu quá 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu được cơ quan hải quan thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng không có người đến nhận;
d) Hàng hóa do doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi thu gom trong quá trình xếp dỡ hàng hóa;
đ) Hàng hóa nhập khẩu ngoài vận đơn, lược khai không có người nhận.
2. Không chấp nhận việc chủ hàng hoá hoặc người vận chuyển từ bỏ đối với hàng hoá có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
3. Hàng hoá nêu tại điểm c khoản 1 Điều này không có người đến nhận cơ quan hải quan thực hiện thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu chủ hàng hoá đến nhận thì được làm thủ tục hải quan và bị xử phạt theo quy định; nếu không có người đến nhận thì xử lý theo quy định của tại khoản 6 Điều này; trường hợp hàng hóa thuộc diện dễ hư hỏng, hàng đông lạnh, hóa chất độc hại, nguy hiểm, hàng sắp hết hạn sử dụng thì thời hạn xử lý là 05 ngày, kể từ ngày thông báo.
4. Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ để xác định hàng hoá tồn đọng là hàng hoá buôn lậu thì xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi có trách nhiệm bố trí địa điểm kho, bãi đáp ứng các điều kiện giám sát hải quan để lưu giữ hàng hóa tồn đọng.
6. Việc xử lý hàng tồn đọng được thực hiện theo các phương thức sau:
a) Hàng tồn đọng được cơ quan Hải quan thực hiện các thủ tục hải quan trước khi bán thanh lý, tiền bán hàng được nộp vào ngân sách nhà nước sau khi trừ các khoản chi phí bán hàng. Hàng tồn đọng sau khi bán không phải làm thủ tục hải quan.
b) Hàng tồn đọng không còn giá trị sử dụng, phải tiêu hủy, thực hiện tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
7. Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm, hình thức, thời hạn, trình tự, xử lý và quản lý tài chính đối với việc xử lý hàng tồn đọng nêu tại Điều này.
Góp ý cho nội dung này, Công ty DHL-VNPT cho rằng, cần bổ sung “hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh và quá thời hạn làm thủ tục hải quan theo luật định” vào quy định khoản 1.
Công ty tư vấn VFAM Việt Nam cho rằng, việc trao trách nhiệm bố trí địa điểm kho, bãi đáp ứng các điều kiện giám sát hải quan để lưu giữ hàng hóa tồn đọng cho DN kinh doanh kho bãi là không hợp lý, bởi các DN này không tạo ra hàng hóa tồn đọng. Bên cạnh đó, cần bổ sung chi phí lưu kho, bãi tại DN kinh doanh kho bãi vào việc trừ các khoản chi phí khi bán thanh lý hàng tồn đọng.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự thảo Luật cần tách điểm c Khoản 1 và Khoản 3 thành điều quy định riêng, vì đối với loại hàng này việc bảo quản, xử lý khác nhau và trong đó có trường hợp phải thực hiện tiêu hủy. Cụ thể: hàng hóa tong đọng; hàng hóa thuộc diện dễ hư hỏng, hàng đông lạnh, sắp hết hạn sử dụng phải xử lý kịp thời; hàng hóa là hóa chất độc hại, nguy hiểm.
Thu Trang