Trẻ mắc bệnh do đeo ba lô tăng cao
Cùng với những bệnh có nguyên nhân từ học đường như cận thị,ệchdángvìđeobalôkhôngđúngcásalernitana đấu với monza loạn thị, viễn thị, số trẻ mắc các bệnh về nhức cơ, đau xương, lệch dáng ở Việt Nam ngày càng nhiều.
Trẻ có thể bị vẹo xương sống khi mang ba lô, cặp sách không đúng cách. Ảnh: N. M |
Trẻ trong độ tuổi đến trường, nhất là lứa tuổi từ 6 – 12 tuổi rết dễ bị “mất dáng” vì phải mang một chiếc quá nặng trên người. Theo khuyến cáo của cơ quan y tế, trẻ không nên mang trên lưng một túi nặng quá 10% trọng lượng cơ thể. Điều đó có nghĩa, khi trẻ nặng 20 kg, mang cặp sách hoặc ba lô chỉ khoảng 2 - 3 kg là hợp lý.
Tuy nhiên, trên thực tế ở Việt Nam, trẻ có thể phải mang trên vai chiếc cặp sách nặng tới 10 kg. Trong chiếc cặp của trẻ, ngoài sách vở còn có chai nước, đồ ăn vặt, hộp bút, phấn bảng…Với trọng lượng của những chiếc ba lô, cặp sách quá nặng, có thể trẻ đã gặp các vấn đề về xương khớp và dáng đi.
Thực tế nêu trên không chỉ đang diễn ra ở Việt Nam mà đã có ở nhiều nước trên thế giới. Điển hình như tại CH. Pháp, cứ 6 học sinh thì có một em mang cặp sách trung bình nặng 10 kg. Sự quá tải đó ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ học sinh, nhất là khi các em đang ở độ tuổi phát triển về thể chất, trí tuệ. Các biến chứng lâu ngày có thể diễn ra làm suy nhược cơ thể, mệt mỏi, đau lưng, đau vai, đau cổ, ảnh hưởng tới hệ hô hấp, tư thế, dáng đi, lệch xương sống, thậm chí gẫy xương.
BS. Nguyễn Hoàng Long – chuyên khoa xương khớp Bệnh viện Việt Đức cho biết, hiện tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của việc mang vác cặp nặng đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, qua thực tế thăm khám bệnh nhân cho thấy, tình trạng vẹo cột sống trẻ em học đường chiếm tương đối cao, đạt từ 10 - 35%. Số trẻ mắc bệnh như vậy thường ở độ tuổi từ lớp 1 - lớp 9. “Cách đây hơn một năm, một học sinh ở TP. HCM đã bị gãy xương đòn trái, cột sống bị vẹo, gù nhẹ do đeo cặp nặng đi bộ mỗi ngày và kéo dài”, BS. Long cho biết.
Phòng tránh bằng cách nào?
Trẻ phải mang vác quá nặng cặp sách khi đến trường là một thực tế diễn ra nhiều năm nay do vậy các nhà trường cần giảm tải các môn học, giờ học phụ và có biện pháp sử dụng sách tham khảo hợp lý.
Các bậc phụ huynh cũng cần quan tâm, lựa chọn cho trẻ những chiếc cặp vừa thời trang nhưng cũng phải bền, nhẹ. Để trẻ không phải mang, vác cặp sách nặng, trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều loại cặp sách, ba lô có cần kéo đẩy, giúp trẻ đỡ vất vả hơn.
Đã có trường hợp trẻ bị gẫy xương vì mang ba lô, cặp sách quá nặng. Ảnh: N. M |
Theo chuyên gia vật lý trị liệu về chuyển động, tập thể dục và tư thế - bà Anna-Louise Bouvier thuộc Hiệp hội Liệu pháp chuyên trị các bệnh nghề nghiệp (Australia), sẽ có vấn đề đối với trẻ em mang túi sách nặng. “Trong khi trẻ em ở cấp trung học có nhiều khả năng mắc phải các vấn đề liên quan đến máy tính xách tay, thì vấn đề của trẻ em ở cấp tiểu học là dễ bị mang tải lớn".
Bà Anna - Louise Bouvier khuyên các bậc phụ huynh, không nên mang trên lưng một túi nặng hơn 10% trọng lượng cơ thể nó. Cha mẹ nên lựa chọn và sử dụng túi đi học có thể điều chỉnh dây đeo vai, eo và ngực phù hợp với trẻ. Luôn luôn đeo cả hai dây quai. Đeo một dây quai có thể khiến cho trẻ nghiêng người về một bên dẫn đến lệch xương sống hay gây ra đau đớn và không thoải mái. Dây đeo nên có miếng đệm vai để ngăn chặn áp lực đè lên vai và cổ quá nhiều gây ngứa và đau.
Đặt các vật nặng càng gần với cơ thể (cụ thể là xương sống) càng tốt. Làm sao để các đồ vật khác ở vị trí không bị trượt hay xê dịch. Điều chỉnh dây đeo vai làm sao cho chiếc túi nằm ngay ngắn, gọn gàng trên eo lưng trẻ. Đáy túi nên nằm ở phần cong của thắt lưng và không được cách thắt lưng quá 10 cm. Giảm thiểu trọng lượng của túi xách bằng cách chỉ cho trẻ thực hiện công việc của ngày hôm đó.
Cha mẹ cũng luôn kiểm tra để đảm bảo rằng trẻ chỉ mang những thứ cần thiết trong túi. Nên chọn mua một chiếc ba lô có dây đai thắt lưng. Đai lưng này sẽ mang lại cho trẻ sự ổn định khi túi bị đầy và nặng. Nếu túi có dây thắt lưng, hãy khuyến khích trẻ sử dụng, vì thắt lưng giúp phân phối trọng lượng đồng đều hơn trên lưng. Trước khi con trẻ đến trường, cần kiểm tra lại túi để biết chắc chắn chúng đã sắp xếp đúng. Các đồ vật nhẹ thường di chuyển, nên để xung quanh. Các đồ vật nặng nên đóng gói, đặt gần xương sống để giảm sức ép.
Nếu trẻ bị đau lưng hoặc cổ, phải hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia điều trị bệnh nghề nghiệp. Cha mẹ nên đóng vai trò là "người cùng đeo túi " với trẻ, giúp trẻ hay hướng dẫn chúng xếp đồ và đeo túi sao đúng cách. Trẻ đeo ba lô sai cách sẽ dẫn đến những tổn thương không nhỏ về mặt thể chất như: gù lưng, vẹo xương sống, đau nhức cơ thể…
Nguyễn Nam