| Giảm danh mục kiểm tra chuyên ngành sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Ảnh: T.H |
Theo đó, góp ý cho dự thảo thông tư thay thế Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018, các doanh nghiệp thủy sản thống nhất cao việc cụ thể hoá các nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành bằng việc chi tiết mỗi sản phẩm có mã H/S sẽ thuộc danh mục kiểm tra chuyên ngành bởi quy định của các luật (Thú y, ATTP hay Chất lượng hàng hoá). Các doanh nghiệp thủy sản cũng ủng hộ hoàn toàn việc phải kiểm dịch các động vật và sản phẩm động vật sống, tươi, ướp hoặc không ướp đá vì đây là các đối tượng có nguy cơ mang theo các mầm bệnh lây lan ra môi trường và là tác nhân có thể gây bệnh cho vật nuôi. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho rằng, nhiều sản phẩm chế biến từ động vật, sản phẩm động vật hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” (hàng khô, đồ hộp, nấu chín, ăn liền, đông lạnh…) vẫn đang tiếp tục thuộc danh mục phải kiểm dịch (theo Luật Thú y) là chưa phù hợp. Theo đó, việc duy trì mở rộng các đối tượng, danh mục “hàng chế biến” phải kiểm dịch như dự thảo là biện pháp quá mức và không cần thiết, chưa phù hợp với chủ trương cắt giảm danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, với quy định pháp luật cũng như thông lệ quốc tế hiện hành. Do vậy, trong khuôn khổ mục tiêu thực hiện các Nghị quyết cải cách của Chính phủ và các nghiên cứu, đánh giá, VASEP tiếp tục kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông không đưa các sản phẩm thuỷ sản chế biến từ động vật, sản phẩm động vật hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” (hàng khô, đồ hộp, nấu chín, ăn liền, đông lạnh…) vào danh mục phải kiểm dịch (bệnh) theo Luật Thú y, trừ các sản phẩm sống, tươi sống, ướp lạnh. Các sản phẩm chế biến kể trên chỉ chịu kiểm soát theo các quy định của Luật An toàn thực phẩm. Các doanh nghiệp thủy sản mong muốn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, tiếp thu các góp ý, kiến nghị trên để thông tư thay thế Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT vừa chặt chẽ cả về quản lý nhà nước, vừa thực hiện được việc cắt giảm phù hợp theo các Nghị quyết 19, 02 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh và tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp thuỷ sản nói riêng và toàn ngành nông nghiệp nói chung. Cùng góp ý cho dự thảo thông tư thay thế Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT, các chuyên gia Dự án hỗ trợ kỹ thuật tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ cho rằng cần giảm Danh mục hàng phải kiểm tra chuyên ngành. Theo đó, tại Khoản 4 Điều 1, đề nghị bổ sung một đoạn cho chính xác. Sau khi bổ sung, Khoản 4 có nội dung như sau: Việc kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện theo đề nghị của doanh nghiệp phục vụ việc thông quan hàng hóa tại nước nhập khẩu. Mặt hàng nhập khẩu thuộc danh mục quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhưng không sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp thì không phải kiểm tra chuyên ngành theo quy định tại thông tư này. Đây là một trong những vướng mắc mà các doanh nghiệp và cơ quan Hải quan thường gặp khi làm thủ tục nhập khẩu cho một số mặt hàng.Chẳng hạn, mặt hàng Diammonium phosphate nhưng không dùng làm phân bón, mà dùng trong công nghiệp. Hoặc Mặt hàng Zeolite, mã số HS 2842.10.00 nhưng không sử dụng trong môi trường nông nghiệp và thủy sản, mà dùng làm nguyên liệu sản xuất bột giặt. Các chuyên gia kiến nghị, cần đưa vào Thông tư này một số quy định nhằm giảm thiểu danh mục hàng hoá phải kiểm tra chuyên ngành. |
|