【lịch thi đấu uefa】Doanh nghiệp thủy sản gặp khó khi thị trường giảm chi tiêu

 人参与 | 时间:2025-01-13 03:38:08
Giá hạt tiêu xuất khẩu giảm mạnh khi đầu ra khó khăn
Doanh nghiệp thủy sản ứng phó với khó khăn nửa cuối năm
Xuất khẩu thủy sản: Sau tăng trưởng là khó khăn
Chế biến thủy sản xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta. 	Ảnh: ST
Chế biến thủy sản xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta. Ảnh: ST

Tăng trưởng chậm lại

Mặc dù nhiều chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh trong tháng 9 vẫn tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước, nhưng lãnh đạo Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta nhận xét, tháng 9/2022 hoạt động không bằng tháng 8/2022. Theo đó, công ty này có lượng tôm thành phẩm chế biến trong tháng 9 đạt 16.068 tấn, bằng 98,5% so cùng kỳ năm 2021; nông sản thành phẩm đạt 1.642 tấn, bằng 196% so cùng kỳ năm 2021. Doanh số tiêu thụ chung đạt 181,7 triệu USD, bằng 117,5% so cùng kỳ và đạt 79% kế hoạch năm.

Lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết doanh số không cao bằng năm trước nhưng tháng 9 vẫn có lãi tốt do sử dụng tôm tự nuôi cho chế biến, có giá thành rẻ. Nhìn chung, từ nay đến cuối năm, do ảnh hưởng lạm phát toàn cầu nên sức tiêu thụ không cao. Từ đó, doanh số tiêu thụ sẽ không tăng mạnh ở những tháng cuối năm, nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm chỉ tiêu doanh số và lợi nhuận.

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng 9/2022, xuất khẩu thủy sản ước đạt trên 850 triệu USD. Dù vẫn cao hơn 36% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng đây là lần đầu sau 7 tháng, xuất khẩu thuỷ sản rơi xuống mức dưới 900 triệu USD. Tính chung 9 tháng năm 2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chạm mốc 8,5 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2021.

Bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Xúc tiến thương mại VASEP cho biết, lạm phát đang tác động giảm nhu cầu nhập khẩu của các thị trường nên xuất khẩu thủy sản sang các thị trường chính đều tăng trưởng chậm lại trong tháng 9. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc mang về doanh số cao nhất trong tháng 9 với 153 triệu USD, tăng 97% so với cùng kỳ năm 2021, tuy nhiên vẫn thấp hơn 1,4% so với tháng 7/2022. Xuất khẩu sang Mỹ giảm 11% so với cùng kỳ, đạt 140 triệu USD...

Chủ động giải pháp ứng phó

Theo các chuyên gia, hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đã có dấu hiệu lâm vào khó khăn vì các thị trường chính cắt giảm chi tiêu. Tình hình lạm phát trên thế giới ngày thêm xấu hơn. Các thị trường chính tiêu thụ thủy sản, trong đó có mặt hàng xuất khẩu chủ lực tôm gặp đầy bất lợi. Giá đồng Euro, đồng Bảng (Anh), đồng Yên (Nhật) xuống thấp làm giảm sức mua ở những thị trường này. Đồng USD có giá nhưng tôm giá rẻ từ Ecuador và Ấn Độ tràn ngập, khiến tôm Việt khó cạnh tranh. Trong bối cảnh khó đó, tình hình nuôi tôm trong nước lại không tốt khiến giá tôm thương phẩm duy trì ở mức khá cao, thêm bất lợi cho doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Tình hình này, từ tháng 9 đến cuối năm, kim ngạch xuất khẩu tôm sẽ giảm mạnh so với những tháng trước đây.

Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP thực phẩm Sao Ta, công ty đã liệu tính diễn tiến trên và có sách lược, giải pháp cho hoạt động của mình. Chính sách thị trường xuất phát từ so sánh lợi thế cạnh tranh. FMC tập trung bán thị trường gần để giá bán không tăng do chi phí thuê tàu vận chuyển quá cao. Hiện nay giá thuê container có giảm, nhưng mức giảm chưa như mong muốn. Trong hoàn cảnh tôm nguyên liệu không nhiều và giá cao, FMC tập trung vào khách hàng tiêu thụ sản phẩm tinh chế, bởi đây cũng là thế mạnh của FMC. Sách lược này đã thực thi từ đầu năm 2021, đến nay có kết quả khả quan.

Song song đó, các doanh nghiệp đã nỗ lực tổ chức nuôi tôm mùa nghịch như mọi năm. Việc này, ngoài ý nghĩa tăng sự chủ động nguyên liệu, tăng sức thuyết phục khách hàng về khả năng kiểm soát cả tiến trình tạo ra sản phẩm của mình, còn có ý nghĩa nếu kết quả nuôi khả quan sẽ góp phần làm giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận. Theo các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, mặc dù Trung Quốc đang là thị trường khó đoán định, nhưng đây vẫn là thị trường mục tiêu của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam trong những tháng cuối năm. Bởi lẽ, nhu cầu đang hồi phục và yếu tố địa lý thuận lợi cũng là ưu tiên của nhiều doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh chi phí vận tải và ách tắc vận chuyển vẫn là vấn đề lớn của thương mại toàn cầu.

Dù mức tăng trưởng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản 3 tháng gần đây có xu hướng giảm dần nhưng VASEP dự báo đến hết tháng 11, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có thể hoàn thành mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD như kỳ vọng của toàn ngành đặt ra từ đầu năm 2022.

顶: 529踩: 7457