TheđầutưtỷUSDchocácthànhphốthuộccácnướcđangpháttriểty so bongo chuyên gia trưởng quản lý rủi ro thảm họa của WB Marc Forni, chương trình này nhằm giúp 150 thành phố ở các quốc gia đang phát triển thu hút thêm vốn từ khu vực tư nhân trong 3 năm tới để trang trải các chi phí nhằm đảm bảo cơ sở hạ tầng và cộng đồng an toàn trước nguy cơ khí hậu khắc nghiệt hơn và nước biển dâng. Theo ông, chương trình này không chỉ giúp các thành phố tránh được thiệt hại mà còn tạo ra giá trị và thúc đẩy tăng trưởng.
Được cho sẽ là nơi cư ngụ của hơn 2/3 dân số thế giới vào năm 2050, nhiều thành phố đang nỗ lực đưa ra các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ người dân và tài sản khỏi các mối đe dọa như bão lũ, nắng nóng, cũng như cải thiện nhà ở và giảm thiểu bất bình đẳng.
Với chương trình này của WB, các thành phố sẽ được hỗ trợ các dự án cấu trúc nhằm thu hút vốn từ các nhà đầu tư lớn như các quỹ lương hưu, cũng như thiết lập quan hệ đối tác với các công ty tư nhân và quốc tế.
Các thành phố đầu tiên tham gia chương trình này của WB gồm Manaus (Brazil), Chittagong (Bangladesh), thủ đô Accra của Ghana và Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).
Năm 2016, hơn 7.400 thành phố ở 120 nước trên thế giới cũng đã nhất trí trao đổi thông tin về việc phát triển năng lượng sạch cũng như tạo ra những thay đổi cơ bản nhằm làm chậm quá trình ấm lên toàn cầu.
Tại Mỹ, hàng trăm thành phố cũng cam kết sẽ hợp tác với các bang và doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu trong Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, bất chấp việc Tổng thống Donald Trump quyết định rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận này.
Trong khi đó, theo một nghiên cứu mới do các nhà khoa học Mỹ, châu Âu và Australia tiến hành, lượng mưa do bão Harvey - cơn bão mạnh nhất trong 50 năm qua đổ bộ vào Texas (Mỹ), hồi tháng 8 đã cao hơn 15% chủ yếu do biến đổi khí hậu. Cơn bão đã khiến lượng mưa đo được tại một số khu vực lên tới hơn 127cm, gây lụt lội nghiêm trọng tại Texas và Louisiana.
Theo TTXVN