Theókhănkhiápdụngcácbiệnphápthuhồinợthuếbảng xếp hạng series ao đăng ký kinh doanh, công ty cổ phần XNK EP. hoạt động tại địa chỉ 34 đường Nguyễn Huy Tự. Tuy nhiên, hiện nay DN đã không còn hoạt động tại địa chỉ này, thay vào đó là một hiệu thuốc. Ảnh: Ngọc Linh Tính đến hết tháng 6-2014, Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội (Hải quan Hà Nội) mới thu được 4,6 tỷ đồng nợ thuế vào NSNN, đạt 17,75% chỉ tiêu thu hồi nợ thuế (25,7%). Theo Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, có khoảng 50 DN đang nợ thuế tại đơn vị thuộc diện bỏ trốn, mất tích. Trong một cuộc trao đổi, Phó Đội trưởng Đội Quản lý thuế Nguyễn Thị Minh Huệ cho biết, từ ngày 1-7-2013, các DN phải nộp thuế ngay khi làm thủ tục XNK (trừ DN sản xuất xuất khẩu đủ điều kiện ân hạn thuế 275 ngày). Chính vì vậy, hầu hết số nợ thuế còn tồn tại đơn vị là nợ cũ, cơ quan Hải quan đã nhiều lần đến đôn đốc, thu hồi nhưng có rất nhiều DN hiện đã không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh. Theo bà Huệ, truy tìm người nộp thuế có nợ hoặc người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế đã khó, nhưng việc áp dụng các biện pháp thu hồi nợ thuế cũng khiến cho hải quan địa phương gặp không ít vướng mắc. Đã từng nhiều lần tham gia các đoàn công tác thu hồi nợ thuế, bà Huệ cho biết, có rất nhiều trường hợp cơ quan Hải quan đến địa chỉ DN đăng ký kinh doanh tại cơ quan Thuế nhưng khi đến nơi, cơ quan Công an xác nhận DN không còn hoạt động tại địa chỉ. Mặc dù trước đó, có quan Thuế vẫn xác nhận là DN đang hoạt động bình thường. Đơn cử như trường hợp Công ty cổ phần XNK EP., theo thông báo của cơ quan Thuế, địa chỉ đăng ký kinh doanh của DN là số 34 đường Nguyễn Huy Tự, Hai Bà Trưng, Hà Nội. cuối năm 2013, khi cơ quan Hải quan đến địa chỉ DN để thu hồi thuế thì DN đã không tồn tại tại địa chỉ đăng ký kinh doanh. Đến ngày 15-4-2014, cơ quan Thuế mới có thông báo đến cơ quan Hải quan, DN bỏ địa chỉ kinh doanh. Tương tự, trường hợp Công ty cổ phần thương mại và xuất khẩu Đại Long, địa chỉ đăng ký là số 25 ngõ Ngô Sỹ Liên, Trần Quý Cáp, Hà Nội, ngày 14-3-2013, cơ quan Hải quan đã xác minh DN không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh. nhưng đến tháng 10, cơ quan Thuế mới ra thông báo gửi đến cơ quan Hải quan, DN không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh. Việc truy tìm tung tích của những DN nợ thuế nhưng không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh mất rất nhiều thời gian, do thiếu những thông tin phối hợp từ các cơ quan liên quan. Nhưng theo bà Huệ, cái khó của cơ quan Hải quan trong việc thu hồi nợ thuế của những DN này là áp dụng các biện pháp thu hồi nợ thuế. Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội Nguyễn Thị Thanh Hương cho biết, rất nhiều trường hợp người nộp thuế có nợ tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội không còn hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa điểm đăng ký kinh doanh, ngừng và tạm ngừng hoạt động kinh doanh, thuộc loại nợ khó thu. Tuy nhiên việc xác định được địa chỉ thường trú của người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế có nợ không đồng nghĩa với việc tìm thấy được người đó vì nhiều trường hợp địa chỉ thường trú (nợ đăng ký hộ khẩu) không giống với địa chỉ nơi ở nên việc truy tìm được người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế sẽ gặp khó khăn và mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, có một vấn đề là nếu truy tìm được người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế thì cơ quan Hải quan sẽ thực hiện tiếp các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Nghị định 127/2013/NĐ-CP hay sẽ thực hiện như thế nào? Vì thông thường trong các trường hợp DN không còn hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa điểm đăng ký kinh doanh, ngừng và tạm ngừng hoạt động kinh doanh thì tài sản của DN nợ thuế cũng không còn, mặt khác việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế như: Dừng làm thủ tục đối với hàng hóa XNK; Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng; Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh… cũng không làm ảnh hưởng đến DN nên không phát huy tác dụng trong công tác thu hồi nợ thuế. Theo Quy định tại Khoản 2 Điều 35 Nghị định 127/2013/NĐ-CP, trường hợp người nộp thuế chưa chấp hành quyết định hành chính thuế mà có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có quyền quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để đảm bảo thu hồi tiền thuế, tiền phạt kịp thời cho NSNN, không cần áp dụng lần lượt. Với quy định như vậy, bà Hương cho biết, cơ quan Hải quan đang khó xác định trường hợp nào sẽ ra quyết định cưỡng chế phù hợp. Các DN phải có đủ các dấu hiệu bỏ trốn và dấu hiệu tẩu tán tài sản theo quy định tại Điều 34 Thông tư 190/2013/TT-BTC ngày 12-12-2013 của Bộ Tài chính, người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế mới có quyền quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp hay DN chỉ cần có đủ một trong hai dấu hiệu bỏ trốn hoặc tẩu tán tài sản là có thể được áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để thu hồi nợ thuế. Trường hợp phải đáp ứng cả hai dấu hiệu bỏ trốn và tẩu tán tài sản, cơ quan Hải quan cũng chưa biết hồ sơ, tài liệu sử dụng để chứng minh DN có dấu hiệu tẩu tán tài sản gồm những gì” bà Hương nói. |