【kq bóng đá cúp c1】Tìm “lộc” nơi rừng sâu
Hái thiên niên kiện, một loại dược liệu trong chuyến đi rừng |
Mật ngọt, ấm lòng
Cơn mưa giông kéo đến bất ngờ khiến nhiều người vội vàng chạy vào hầm A Roàng 1 trú ẩn. Nơi đây, nhóm người đi rừng trở về đang nghỉ chân trò chuyện. Chợt có tiếng hô lên phá tan không gian yên lặng: “Ai có mật ong bán cho mình nhé”! Một người gùi nặng tiến đến. Rồi cân, trả giá. Chốt đơn 6kg tổ và sáp ong rừng được bán với giá xấp xỉ 1,5 triệu đồng. Người bán bảo: “Có rẻ hơn một chút nhưng đỡ mất công chạy về chợ thị trấn. Mình đang cần tiền lo việc nhà nên bán trọn gói cho khỏe”!
Trong nhóm đi rừng tránh mưa hôm đó có hơn chục người, duy chỉ có 2 người kiếm được mật ong. Anh Hồ Văn Rưng ở xã A Roàng gương mặt hớn hở, trên vai gùi 8kg mật ong rừng. Lần này anh không bán vì muốn cất lại chờ giá cao hơn. “Không phải ai vào rừng kiếm cái ăn cũng có mô. Mình đi hai ngày mới kiếm được mật đó. Lâu lâu mới gặp tổ ong, còn không thì tranh thủ kiếm ít rau, măng, ốc suối về đỡ tiền thức ăn”, anh Rưng nói.
Lấy mật ong rừng |
Về xã Hồng Kim, ai cũng biết tiếng anh Nguyễn Văn Nam, ngoài 30 tuổi, một “thợ rừng” thiện chiến. Người đàn ông Pa Kô này có khiếu trong việc dò tổ ong. Hỏi chuyện, anh xuề xòa: “Chẳng qua đi nhiều nên có kinh nghiệm chứ giỏi giang chi mô”! Theo ong uống nước, xem các loài hoa và dấu vết, anh Nam có thể phát hiện ra tổ của chúng.
Mỗi tháng, anh Nam đi rừng vài chuyến, chuyến dài nhất kéo dài đến nửa tháng đến gần một tháng. Tháng 7 là thời điểm mật ong cho thu hoạch nhiều nhất, có lần anh và nhóm gùi về hơn 70kg mật ong rừng, con số khiến nhiều “đồng nghiệp” kính nể… Chị Hồ Thị Đoan, vợ anh Nam cho hay, những lúc rảnh rỗi chị cơm đùm gạo bới theo chồng đi tìm “lộc rừng”. Có khi hai con nhỏ không ai trông coi cũng nối gót theo cha mẹ vào rừng, biết là vất vả nhưng để các con ở nhà một mình vợ chồng chị không yên tâm. Chị Đoan tâm sự: “Đi rừng rồi mình mới thấy thương chồng, bởi chuyến nào cũng vất vả, gian nan. Lần nào kiếm được mật ngọt thì ấm lòng mà không có gì đành chờ may chuyến sau”.
Bắt và sấy cá trong rừng sâu |
Tính anh Nam hiền lành, ít nói song được cái kỹ càng, chu đáo, anh bảo vượt suối thác leo núi phụ nữ đi khổ lắm, song được cái vợ đỡ đần những việc vặt, mình lo việc chính. Mỗi chuyến vào rừng chuẩn bị gạo, nồi, thực phẩm, đèn pin, giày, ống nhòm… tốn không ít tiền. Tháng trước, anh Nam và người bạn tên Po đi vào rừng giáp khu vực Quảng Nam, trèo lên cây cao 50m, bán kính gần chục người ôm, lấy mật ròng rã 3 tiếng đồng hồ. Hai anh em đặt các thiết bị đi rừng và ròng rọng leo cây cho an toàn. Ăn uống nghỉ ngơi tại lán tự dựng, khi nào có thu hoạch kha khá mới ra về.
Ngủ núi, ăn sương, đối mặt hiểm nguy
Hai anh em Nguyễn Văn Nơi và Nguyễn Văn Nối ở Hồng Kim xem đi rừng là nghề mưu sinh chính. Điểm đến của hai người là những cánh rừng sâu thượng nguồn sông Bồ, Khe Lu, thượng nguồn đập thủy điện A Sáp, khu vực giáp Lào… Khi không có mật ong, Nơi - Nối chuyển sang đánh bắt cá suối và làm giàn phơi khô tại chỗ. Cá suối khô bán từ 280-300 ngàn đồng/kg, nếu chăm chỉ cũng kiếm được tiền triệu. Tháng 3 đến tháng 8 cũng là mùa các loại nấm dược liệu sinh sôi. Dạo này người ta đi kiếm nhiều, nguồn nấm không còn phong phú như trước. Mỗi lần thu hái, người dân thường lấy cây đánh dấu và giữ lại một phần để mùa sau còn khai thác chứ không lấy triệt để như trước đây.
Hiểm nguy người đi rừng phải đối mặt là tình trạng cây cối gãy, trượt ngã khi băng suối, rắn cắn, vắt hút máu... Chưa kể phải ăn sương, ngủ núi, dãi nắng dầm mưa, để bám nghề cần sức khỏe và bền gan. “Năm nay được mùa mật, hai anh em cũng kiếm được chút ít phụ xây sửa nhà. Vất vả gian nan đến mấy cũng được miễn rừng thương cho lộc. Chứ một số người cũng trả giá đắt…”, đang kể hăng say giọng Nối chùng xuống.
Một hàng bán hạt dỗi, bắp chuối, mật ong, bứa rừng tại thị trấn A Lưới |
Mới đây, một người ở xã H.T. bị rơi từ trên cây xuống tử vong khi lấy mật khiến ai cũng xót thương. Năm ngoái, một người đàn ông ở Trung Sơn kiếm măng trượt ngã bên thác tử vong dịp gần tết để lại vợ cùng con thơ. Nơi vẫn chưa quên câu chuyện anh N.N.Ng. người nhóm anh vào rừng sâu A Roàng bắt cá không may bị rắn đuôi chuông cắn vào chân. Thời điểm ấy năm ngoái, bốn anh em trong nhóm làm võng cáng anh Ng. băng rừng trong đêm gần sáng về trung tâm y tế huyện. Do không có huyết thanh kháng độc loại rắn này nên bệnh nhân được chuyển về Bệnh viện Trung ương Huế điều trị trong 1 tuần. Sau chuyến đi ấy, anh Ng. đã bỏ đi rừng về đồng bằng làm thuê trong một trang trại để có thu nhập nuôi gia đình.
Bản thân người viết cũng đã có một chuyến đi nhớ đời cùng ông Nguyễn Văn Khưa ở xã Quảng Nhâm vào rừng kiếm rau xà lách xoong. Hôm ấy, chúng tôi đi giữa rừng già không lọt ánh mặt trời, xung quanh chỉ có tiếng suối chảy và tiếng chim. Từ trên đồi A Bia chạy xe 30 phút và đi bộ gần một tiếng đồng hồ, nhóm mới đến được vùng có rau rừng. Tuy giá trị không cao, song vài chục bó xà lách xoong cũng giúp vợ chồng ông Khưa đắp đổi, có đồng ra đồng vào mỗi mùa hè. Dọc đường đi, đối mặt với vắt, rắn, ai nấy đều run. Khi trở ra, nước không có, sức thì kiệt, chúng tôi nằm vật cả nhóm ngỡ như tới ngày tận thế. May thay gặp được người dân tiếp sức. Đó là chuyến đi rừng đầu tiên và để lại ấn tượng khó quên.
… Vào mùa nên mật ong đang rẻ, giá sỉ cho thương lái trên dưới 200 nghìn đồng/kg. Nhiều người chấp nhận bán trọn gói lấy chi phí đầu tư cho chuyến đi mới, song cũng có người cất lại làm “của để dành”. Đợt này, chị Đoan về Huế khám bệnh, trước khi đi, chị mang mấy chai mật ong dự trữ bán bớt cho người quen. “Với đồng bào mình, dược liệu, mật ong cũng giống như của để dành phòng khi cần tới. Tiền cho con ăn học, xây sửa nhà cửa, lo việc lớn… đều nhờ mấy can mật này đó”, chị hài hước.
Dịp này, đến chợ thị trấn A Lưới, du khách tha hồ lựa chọn mua các loại rau, củ quả, nấm, mật ong rừng. Gian hàng chị em phụ nữ bán măng, rau rù rì suối, bắp chuối rừng. Cánh nam giới thì bán nhân trần, nấm dược liệu, mật ong, hạt dỗi. Dễ nhìn thấy đặc thù lao động sau mỗi chuyến đi rừng qua lâm sản ngoài gỗ mà mà họ thu được. Đàn ông kiếm được nhiều “lộc rừng” giá trị nhờ những chuyến đi dài ngày hơn, còn phụ nữ tranh thủ nông nhàn kiếm cái ăn cho gia đình và kiếm thêm ít đồng dành dụm nhờ những món rau, củ tìm được.
Trong số những người bán hàng ở chợ sớm, chị Hồ Thị Tanh cẩn thận vuốt thẳng những tờ tiền cất vào túi vải sau khi bán hàng. Chị cười nhẩm tính: “Mình đi rừng từ 5 giờ sáng tới 6 giờ chiều được 2 bắp chuối, một ít riềng, vài cân măng rừng, bán được gần 200 nghìn. Tiền này mình cất để mua sách vở, áo quần vào năm học mới. Nhờ mấy thứ này mới dành dụm cho mấy đứa con ăn học”.
Nhìn nụ cười hiền hậu, đôi tay chai sạn đầy vết xước gai cào của chị Tanh, tôi nhớ đến những bà, những chị mang gùi, bới dao vượt suối, băng rừng từng gặp trong lần trú mưa nơi rừng nguyên sinh. Thẳm sâu trong những đôi mắt to tròn là hy vọng được rừng thương, hy vọng về bữa cơm no đủ và ngày sẽ mai tươi sáng hơn. Có lẽ vì vậy mà bước chân của họ trong rừng già vẫn mải miết và bền bỉ theo tháng năm…
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/771c298695.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。