Ông Vũ Văn Cường- Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) kiêm Chủ tịch Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam |
Xin ông cho biết kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của tổng công ty trong năm qua?ếtliệtchốngthuốclánhậplậtỷ số u21 anh
Năm 2014 là năm thứ 2 thực hiện Luật Phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) với những quy định kiểm soát chặt chẽ từ trồng trọt, đầu tư, sản xuất, lưu thông phân phối đến tiêu dùng các sản phẩm thuốc lá. Việc thực hiện in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh 50% đã tác động mạnh làm sản lượng tiêu thụ toàn ngành giảm hơn 20%, thuốc lá lậu tăng đột biến 30 - 40%.
Sản xuất - kinh doanh trong điều kiện hết sức khó khăn, nhưng Vinataba đã nỗ lực giảm thiểu những tác động tiêu cực, duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh và ổn định đời sống cho cán bộ, công nhân viên và người lao động. Hầu hết các chỉ tiêu sản xuất - kinh doanh đều hoàn thành và vượt mức kế hoạch đề ra. Trong đó, doanh thu trên 29.000 tỷ đồng; lợi nhuận trên 1.000 tỷ đồng; nộp ngân sách 7.490 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu trên 175 triệu USD; thu nhập bình quân người lao động trên 8,3 triệu đồng/người/tháng…
Hiện nay thuốc lá nhập lậu không kiểm soát được chất lượng, hàm lượng tar và nicotine cao nhiều so với quy định, dễ gây nghiện cho người sử dụng. Trong khi đó, sản phẩm trong nước lại bị kiểm soát chất lượng và có lộ trình giảm tar và nicotine. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?
Theo Chiến lược tổng thể ngành thuốc lá Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020 và Quyết định số 1988/QĐ-BCT của Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch sản xuất sản phẩm thuốc lá và phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá Việt Nam đến năm 2020, lộ trình giảm tar được quy định ≤ 10,0 mg/điếu và nicotine là ≤ 1,0 mg/điếu. Thực tế những năm qua, các doanh nghiệp (DN) thuốc lá trong nước đã nỗ lực thực hiện theo đúng lộ trình, giảm dần nồng độ tar, nicotine. Tuy nhiên, trong khi sản phẩm trong nước phải thực hiện lộ trình nghiêm ngặt thì hiện nay, thuốc lá lậu chủ yếu là JET, HERO có hàm lượng tar và nicotine cao hơn rất nhiều so với quy định trên: Tar là 19-20mg/điếu thuốc, nicotine là 1,9mg/điếu. Vì vậy, người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển dần sang thuốc lá nhập lậu. Nếu giảm nhanh hàm lượng tar, nictoine với thuốc lá sản xuất trong nước, sẽ có nguy cơ gia tăng tình trạng thuốc lá lậu vì thuốc lá lậu JET, HERO có hàm lượng tar và nicotine rất cao. Để tháo gỡ khó khăn cho DN trong nước, ngăn chặn thuốc lá lậu gia tăng trên thị trường, tôi cho rằng, Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh lộ trình giảm tar, nicotine trong thuốc điếu phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Cụ thể: tar ≤16 mg/điếu và nicotine ≤1,4 mg/điếu.
Năm 2015 vẫn là một năm ngành thuốc lá đối mặt với nhiều khó khăn, Tổng công ty có giải pháp gì để giữ vững thị trường, bảo đảm đời sống cho người lao động.
Năm 2015, Luật PCTHTL ngày càng có tác động sâu rộng; các quy định về in cảnh báo sức khỏe, cấm hút thuốc lá tại nơi công cộng, trích Quỹ PCTHTL, quy định giảm tar, nicotine; việc chuẩn bị tăng thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm 2016… sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của các DN.
Với mục tiêu “Xây dựng Tổng công ty thành tổ chức kinh tế mạnh, có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, phát triển bền vững và có uy tín trên thương trường, giữ vị trí hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp thuốc lá tại Việt Nam, là đầu mối thúc đẩy ngành thuốc lá Việt Nam phát triển”, Tổng công ty sẽ tập trung mọi nguồn lực cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu; tiếp tục triển khai hiệu quả đề án tái cơ cấu, đổi mới phương thức quản trị DN theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp…; nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm thuốc lá điếu, giữ vững vị trí dẫn đầu tại thị trường nội địa, củng cố và phát triển hiệu quả thị trường xuất khẩu.
Lực lượng quản lý thị trường xử lý thuốc lá nhập lậu Ảnh: Lê Tâm |
Theo quy định của Luật PCTHTL, các DN sản xuất, nhập khẩu thuốc lá phải đóng Quỹ PCTHTL với mức đóng là: 1% từ ngày 1/5/2013; 1,5% từ 1/5/2016; 2% từ 1/5/2019. Theo đó, mỗi năm quỹ có khoảng 300-500 tỷ đồng và được sử dụng toàn bộ cho các hoạt động phòng chống thuốc lá. Thế nhưng, thực tế chưa được sử dụng cho hoạt động chống buôn lậu thuốc lá. Hiện các lực lượng chống buôn lậu rất thiếu phương tiện và kinh phí hoạt động. Vinataba đề nghị trích khoảng 50% Quỹ PCTHTL cho công tác phòng chống thuốc lá nhập lậu. |
Để ngăn chặn thuốc lá lậu, theo ông, nhà nước và các bộ, ngành có chính sách như thế nào để kiểm soát?
Năm 2014, thuốc lá lậu đã tăng lên 30-40%, gây thất thu ngân sách nhà nước khoảng 8.000 tỷ đồng. Theo báo cáo của Oxford Economics 2014, Việt Nam đã trở thành thị trường tiêu thụ thuốc lá lậu hàng đầu trong số 14 quốc gia châu Á. Để kiểm soát thị trường, cần sự quan tâm phối hợp của tất cả các lực lượng trong xã hội. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cần chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường, triển khai quyết liệt các nhiệm vụ được giao trong Chỉ thị 30/CT-TTg ở 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Tăng cường quản lý thị trường nội địa, thường xuyên kiểm tra các điểm bán buôn, bán lẻ thuốc lá nhập lậu. Xử lý kiên quyết, triệt để các cửa hàng bày bán thuốc lá lậu tại các phường, xã, thị trấn; phối hợp với lực lượng công an rà soát, kiểm tra các tụ điểm, đầu nậu buôn bán, tàng trữ thuốc lá nhập lậu.
Hiện nay, lợi dụng hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, các đối tượng đã dùng thủ đoạn đưa thuốc lá ngoại tạm nhập tái xuất vào các kho ngoại quan để làm thủ tục tái xuất đi Trung Quốc. Trong quá trình tái xuất, các chủ đầu nậu tìm cách đưa lên xuồng cao tốc để quay trở lại tiêu thụ lậu ở Việt Nam. Để tránh tạo kẽ hở cho các đối tượng buôn lậu lợi dụng, Bộ Công Thương nên cho dừng ngay các hoạt động kinh doanh, tạm nhập tái xuất đối với sản phẩm thuốc lá.
Xin cảm ơn ông!