Việc Israel không kích vào Rafah đã đẩy cuộc giao tranh giữa quân đội nước này với lực lượng Hamas ngày càng ác liệt hơn khiến Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc phải họp khẩn cấp. Một phiên họp của Hội đồng Bảo an. Ảnh: Reuters Ngày 27-5,độtDảiGazakhtmgiảiphpđdanh sách vua phá lưới c1 Quân đội Israel đã không kích một trại tị nạn ở Rafah khiến ít nhất 45 người chết và 200 người bị thương. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã gọi đây là một tai nạn bi thảm mặc dù quân đội đã sơ tán 1 triệu người ở Rafah và cố gắng tránh thiệt hại cho dân thường. Động thái này được cho là Israel trả đũa việc Hamas tấn công bằng rocket vào lãnh thổ nước này. Trước đó, vào chiều 26-5, lần đầu tiên sau 6 tháng người dân thành phố Tel Aviv và các khu vực lân cận ở miền Trung Israel đã nghe thấy tiếng còi báo động trú ẩn, kèm những tiếng nổ lớn do rocket từ Dải Gaza bắn sang. Phong trào Hamas sau đó đã ra thông báo nhận trách nhiệm. Báo chí địa phương đưa tin nhiều khả năng rocket đã được khai hỏa từ thành phố Rafah, miền Nam của Dải Gaza. Giới chức Israel tuyên bố, hành động của Hamas là bằng chứng cho thấy quân đội cần “dồn toàn lực” cho các chiến dịch trên bộ. Bộ trưởng Nội các chiến tranh Benny Gantz khẳng định, việc bắt giữ con tin và tiếp tục tấn công các thành phố Israel sẽ khiến Hamas tiếp tục phải trả giá, dù sớm hay muộn. Trong một động thái liên quan, lực lượng Hamas khẳng định sẽ không tham gia trở lại tiến trình đàm phán, nếu hành động leo thang chiến sự của Israel vào Rafah còn tiếp diễn. Thông tin trên làm lu mờ hy vọng Hamas và Israel sẽ sớm đạt được thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi tù nhân do Ai Cập và Qatar làm trung gian để tiến tới ổn định tình hình tại Dải Gaza sau gần 8 tháng khu vực này chìm trong xung đột khiến hơn 36.000 người Palestine thiệt mạng và gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng. Phản ứng trước vụ việc trên, các tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia liên quan đã lên tiếng phản đối và kêu gọi Israel ngừng ngay cuộc tấn công trên. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Antonio Guterres đã lên án vụ tấn công trong khi Hội đồng Bảo an sẽ họp khẩn về vụ việc này ngày 28-5 (theo giờ Mỹ). Cuộc họp của Hội đồng Bảo an được thực hiện theo đề nghị của Algeria nhằm lên tiếng kêu gọi hạ nhiệt giao tranh. Trong khi đó, Mỹ đã kêu gọi Israel có những biện pháp thận trọng nhằm bảo vệ dân thường. Mỹ từng nhiều lần cảnh báo Israel về một chiến dịch trên bộ quy mô lớn ở Rafah mà không có kế hoạch bảo vệ hơn 1 triệu người ở khu vực này. Pháp và Algeria cũng có động thái phối hợp nỗ lực tìm giải pháp hạ nhiệt xung đột ở Dải Gaza. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vừa tuyên bố nước này và Algeria đang phối hợp xây dựng một giải pháp chung cho cuộc xung đột Gaza, tập trung vào việc thúc đẩy một lệnh ngừng bắn và đáp ứng nhu cầu cứu trợ nhân đạo cấp bách tại Gaza.Tổng thống Macron đồng thời cho biết Pháp đang hỗ trợ Algieria xúc tiến một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an LHQ về tình hình Rafah. Cơ quan Y tế của Dải Gaza thông báo, tổng số nạn nhân trong cuộc xung đột Israel - Hamas kéo dài hơn 7 tháng qua là 35.984 người thiệt mạng và 80.643 người bị thương. Đáng quan ngại hơn, xung đột đã đẩy hàng triệu người dân nơi đây lâm vào cảnh thiếu đói nghiêm trọng cần cứu trợ khẩn cấp. Tuy nhiên nhiều chuyến hàng cứu trợ không đến được với người dân Gaza. Chính quyền Hamas thông tin, tình trạng thiếu thốn nhu yếu phẩm ở Gaza, đặc biệt là lương thực, vẫn rất nghiêm trọng, mặc dù mới đây phía Israel đã mở lại cửa khẩu Kerem Shalom cho hàng viện trợ. Dự kiến sẽ có khoảng 200 chiếc xe tải chở hàng qua cửa khẩu này vào Gaza. Khi đề cập đến giải pháp ngừng bắn tiến đến lập lại hòa bình cho Dải Gaza, Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell khẳng định: “Tôi nghĩ rằng một chính quyền Palestine hoạt động hiệu quả cũng là lợi ích của Israel, vì để đạt được hòa bình, chúng ta cần một chính quyền Palestine mạnh”. Đây cũng là chìa khóa mở đường khôi phục “giải pháp hai nhà nước” từng hoạt động hiệu quả ở dải đất này. HN tổng hợp |