发布时间:2025-01-10 22:49:03 来源:Empire777 作者:Cúp C1
Toạ đàm Thực thi cam kết lao động trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU Xuất khẩu hạt điều: Đẩy mạnh chế biến sâu để tận dụng các FTA Đề xuất Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện FTA Việt Nam - Israel Đẩy nhanh tiến độ sớm ký kết FTA giữa Việt Nam - UAE |
Để đẩy mạnh việc tận dụng các Hiệp định thương mại tự do (FTA) Vụ Chính sách Thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết,ổchứckhảosátnhucầuđàotạođểthựcthivàtậndụngcácFTAtrongthátỷ lệ đá banh Bộ Công Thương vừa ban hành Văn bản số 1176/BCT- ĐB ngày 27/2/2024 về việc “Khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi và tận dụng các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam (FTA)”.
Trước đó, tại văn bản số 8043/VPCP-QHQT ngày 17/10/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã chỉ đạo Bộ Công Thương chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về Hiệp định thương mại tự do (FTA) cho các cơ quan quản lý, địa phương và doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi các FTA.
Bộ Công Thương sẽ tổ chức khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi và tận dụng các FTA trong tháng 3/2024 |
Để việc xây dựng chương trình và nội dung đào tạo tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng tham gia, Bộ Công Thương đã xây dựng bản “Khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi và tận dụng các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam (FTA)”.
Có 5 đối tượng sẽ thực hiện khảo sát này bao gồm: (i) Các cán bộ làm tại các cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương; (ii) Các cán bộ làm tại các cơ quan quản lý nhà nước cấp địa phương có liên quan đến việc triển khai và thực thi các FTA; (iii) Các Hiệp hội và doanh nghiệp có liên quan đến việc tận dụng các FTA; (iv) Giảng viên, sinh viên và các nhà nghiên cứu có quan tâm đến FTA tại các Viện, Trường Đại học và Cao đẳng.
Vụ Chính sách Thương mại Đa biên cho biết, các đối tượng thực hiện khảo sát sẽ được Bộ Công Thương cung cấp thông tin và hỗ trợ đăng ký tham gia vào các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu do Bộ Công Thương trực tiếp hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai.
Khảo sát này được xây dựng trên nền tảng Google Form với thời lượng trả lời từ 3-5 phút. Các cơ quan/đơn vị/tổ chức/cá nhân có quan tâm có thể tham gia thực hiện khảo sát bằng cách trực tiếp truy cập vào Cổng thông tin về FTA của Chính phủ tại địa chỉ: http://fta.gov.vn để tải mã QR và thực hiện khảo sát. Thời hạn thực hiện khảo sát là ngày 3/3/2024.
Hiện nay, Việt Nam đã và đang tham gia 19 FTA song phương và đa phương với hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Trong đó, 16/19 FTA đã có hiệu lực với hơn 60 đối tác, phủ rộng khắp các châu lục, với tổng GDP chiếm gần 90% GDP toàn cầu..
Năm 2023, công tác thực thi, triển khai các FTA đã được Bộ Công Thương tiếp tục được tăng cường, trong đó, đã chủ trì, đôn đốc các bộ, ngành có liên quan về việc xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thực thi các Hiệp định CPTPP, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA). Đồng thời, Bộ Công Thương tích cực phối hợp với các đơn vị, bộ, ngành theo dõi, khẩn trương xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực thi Hiệp định CPTPP; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng quan điểm của Việt Nam về việc gia nhập Hiệp định CPTPP của Vương quốc Anh. Đồng thời, phối hợp để xây dựng hồ sơ trình phê chuẩn văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh (dự kiến sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp đầu tiên năm 2024).
Theo Bộ Công Thương, trong năm 2023, các đơn vị chức năng của Bộ đã đẩy mạnh hoạt động đàm phán song phương, đa phương, tập trung vào các thị trường trọng điểm, nhiều tiềm năng. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ chính thức với 189/193 quốc gia và vùng lãnh thổ (trong đó, có 6 đối tác chiến lược toàn diện, 18 đối tác chiến lược, 12 đối tác toàn diện) và có quan hệ thương mại với 224 đối tác và quan hệ hợp tác với hơn 300 tổ chức quốc tế. Các FTA không chỉ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp mở rộng kết nối giao thương, thúc đẩy phát triển kinh tế.
相关文章
随便看看