Doanh nghiệp dệt may sẽ có cơ hội tiếp cận với các đối tác từ nhiều nước trên thế giới tại Saigontex 2018 . Ảnh: Nguyễn Huế Theệpngànhdệtmaysẽxem ty le ca cuoc bong da truc tuyeno Hiệp hội Dệt may Việt Nam, với tổng diện tích trưng bày gần 30.000 m2, Saigontex thu hút khoảng 1.000 doanh nghiệp đến từ 27 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới như Bỉ, Canada, Trung Quốc, Cộng hoà Séc Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thổ Nhi Kỳ, Anh, Mỹ… tham dự giới thiệu thiết bị và nguyên phụ liệu phục vụ cho thị trường dệt may Việt Nam. Đây cũng là cơ hội thuận lợi giúp các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước gặp gỡ đối tác, quảng bá thương hiệu, tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường.
Đặc biệt, Saigontex 2018 thu hút được nhiều doanh nghiệp kinh doanh máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến và nguồn cung cấp nguyên phụ liệu xu hướng mới đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường may mặc thời trang Việt Nam. Nổi bật trong đó là công nghệ tự động hoá như hệ thống tự động xả vải và phân tích mẫu vải từ Anh Quốc; hệ thống CAD, máy trải vải, băng truyền, máy đính nhãn, máy cắtvari tự động của Ý; máy lập trình may rập tự động của Trung Quốc…
Bà Phạm Minh Hương, Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết, xu hướng số hoá, tự động hoá hiện đã tràn sang ngành dệt may. Trong một số năm đầu xu hướng này chủ yếu ở công đoạn sợi và vải, nhưng hiện đã bắt đầu chuyển sang công đoạn may. Riêng với ngành dệt may Việt Nam, tự động hoá hiện mới chỉ áp dụng ở một số công đoạn. Do đó, triển lãm sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp tìm hiểu về các công nghệ mới và có thể sẽ trở thành xu hướng trong ngành dệt may Việt Nam thời gian tới.
Bên cạnh đó, nhiều khái niệm mới về vải sẽ được giới thiệu tại triển lãm như sợi tẩy trắng, vật liệu tơ sợi nguồn gốc thực vật, tơ nhân tạo, sợi đay gai, sợi acrylic, sợi vicose, sợi spandex, sợi cao su, sợi BCI, vải không dệt, lông mink, lông thỏ Otto…
Theo ban tổ chức, Saigontex 2018 không chỉ giới thiệu những sản phẩm thiết bị công nghệ mới đáp ứng nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp trong nước do xu thế đầu tư phát triển nhãn hiệu thời trang nội địa, mà còn thúc đẩy các nhà kinh doanh, nhà thiết kế thời trang mạnh dạn đầu tư cũng như chế tác ý tưởng mới kết hợp sáng tạo và công nghệ
Theo Hiệp hội dệt may, trong quý I/2018, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam ước đạt trên 7,6 tỷ USD, tăng trên 13% so với cùng kỳ năm 2017. Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ở tất cả các chủng loại. Trong đó, xuất khẩu hàng may mặc đạt 5,98 tỷ USD, tăng 12,5%; xuất khẩu sơ sợi đạt 906 triệu USD, tăng 16%; xuất khẩu vải cũng tăng tới 20,5%, đạt 335 triệu USD; nguyên phụ liệu dệt may tăng gần 17%, đạt 272 triệu USD.
Trong quý I/2018, kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp dệt may cũng ước tăng gần 23% với 4,6 tỷ USD. Trong đó, nguyên phụ liệu dệt may tăng mạnh tới 84%, đạt 775 triệu USD; bông tăng 35%, đạt 769 triệu USD; sơ sợi các loại tăng 28%, đạt 534 triệu USD; nhập khẩu vải cũng tăng 8%, đạt 2,5 tỷ USD.
|