(HG) - Đó là lưu ý từ Bộ phận khuyến nông của Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) đối với người trồng mía trên địa bàn tỉnh khi thời tiết đang chuyển từ mùa khô sang mùa mưa như hiện nay.
Cán bộ khuyến nông Casuco (bìa phải) thường xuyên phối hợp với nông dân kiểm tra và hướng dẫn cách phòng trị sinh vật gây hại trên cây mía.
Theảnhgicdịchhạitrncymavothờiđiểsoi keo bdno nhận định của Bộ phận khuyến nông Casuco, từ đầu năm đến nay, thời tiết nắng, mưa xen kẽ là điều kiện thuận lợi cho cây mía phát triển, cũng như tình hình dịch hại trên loại cây trồng này tương đối ít do cây mía kháng được sâu bệnh tốt. Điển hình trên giống mía ROC 16, năm nay bệnh đỏ lá trong giai đoạn mía từ 1-5 tháng tuổi xảy ra rất ít. Tuy nhiên, không vì thế mà bà con chủ quan, bởi hiện tại, hầu hết diện tích mía trên địa bàn tỉnh đều trong giai đoạn vươn lóng và đang vào thời điểm chuyển giao giữa mùa khô sang mùa mưa. Nếu gặp mưa liên tục, kéo dài thì cây mía rất dễ bị nhiễm bệnh, nhất là sâu đục thân. Chính vì vậy, người dân cần hết sức cảnh giác các đối tượng dịch hại bằng cách thường xuyên kiểm tra rẫy mía của gia đình mình để kịp thời phát hiện và phòng trị đạt hiệu quả.
Qua thống kê của ngành nông nghiệp Hậu Giang, hiện toàn tỉnh ghi nhận có 321ha mía bị nhiễm sinh vật gây hại, tăng gần 100ha so với thời điểm cách nay khoảng 10 ngày. Các đối tượng gây hại phổ biến như: bọ trĩ, sâu đục thân, chuột, rệp sáp, rầy đầu vàng, rỉ sắt... phân bổ rải rác trên các rẫy mía trong tỉnh.
Tin, ảnh: HỮU PHƯỚC