Dự kiến,ủsóngthanhtoánđiệntửsongphươti le soi keo trong năm 2014, nghiệp vụ mới này sẽ phủ sóng tại tất cả các KBNN quận, huyện còn lại. Hiệu quả bước đầu của chương trình đã góp phần điện tử hóa các giao dịch thanh toán, tập trung nhanh nguồn lực tài chính về Trung ương, tạo thuận lợi cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách.
Đồng loạt vào cuộc
Việc triển khai thanh toán song phương điện tử là một trong những bước tiến quan trọng trong quá trình triển khai Chiến lược phát triển hệ thống KBNN đến năm 2020. Đây là một nội dung mới với mục đích phát triển và cải thiện công tác thanh toán, thực hiện chức năng quản lý ngân quỹ tập trung, sử dụng một tài khỏan tập trung nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của hệ thống KBNN, điều hòa vốn nhanh, kip thời, hiệu quả… khắc phục tình trạng điều hòa vốn phân tán như hiện nay mở đường cho Nghị định Ngân quỹ ra đời….
Do vậy, mục tiêu của KBNN khi triển khai chương trình thanh toán điện tử song phương tập trung nhằm thay đổi phương thức kết nối và trao đổi thông tin, dữ liệu thanh toán sang hình thức điện tử với Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại, thay thế cho phương thức luân chuyển, trao đổi chứng từ giấy như hiện nay. Qua đó, giảm thiểu thời gian và công sức nhập liệu, luân chuyển chứng từ của các đơn vị KBNN; đồng thời, nâng cao tính chính xác, an toàn, nhanh chóng và hiệu quả trong việc xử lý các lệnh thanh toán. Ngoài ra, việc tham gia thanh toán điện tử song phương tập trung sẽ không ảnh hưởng lớn đến các cơ chế chính sách và các quy trình nghiệp vụ khác của hệ thống Kho bạc.
Và để tìm hiểu “tường tận” sự vào cuộc của hệ thống Kho bạc, chúng tôi đã được tham gia đoàn công tác báo chí do KBNN tổ chức đi thực tế tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Lúc này chúng tôi mới “thấu hiểu” sự chung sức, chung lòng của tập thể CBCC hệ thống Kho bạc với quyết tâm triển khai thành công nghiệp vụ mới này.
Tại KBNN Tuyên Quang, mặc dù là địa phương triển khai vào đợt 3 (tháng 11-2013) nhưng lãnh đạo đơn vị đã xác định nghiệp vụ mới này sẽ có những tác động đến hoạt động quản lý của KBNN như: KBNN sẽ phải thay đổi phương thức quản lý đã trở thành nếp đối với các đơn vị, cá nhân trong đơn vị bởi kể từ đây phương thức quản lý và cơ chế điều hành phân tán sẽ chuyển sang phương thức quản lý và cơ chế điều hành tập trung. Phó Giám đốc KBNN Tuyên Quang, Trương Trọng Dũng cho biết, khi bắt tay vào thực hiện, đơn vị đã vấp phải không ít trục trặc về công tác phối hợp, trục trặc về đường truyền, chênh lệch số liệu nên khó khăn trong việc thực hiện quyết toán trong ngày.
Để khắc phục những bỡ ngỡ ban đầu, theo Trưởng phòng Phòng Giao dịch- KBNN Tuyên Quang Nguyễn Thị Tình, bộ phận kế toán của Phòng Giao dịch đã không quản ngại ngày, đêm để chủ động nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị đã triển khai, tham gia các khóa tập huấn… để nắm bắt, hiểu rõ và tuân thủ đúng quy trình thanh toán điện tử; đồng thời, có khả năng làm chủ và vận hành các hệ thống thanh toán tập trung. Kết quả, sau 5 tháng thực hiện, các khoản thu được tập trung đầy đủ, kịp thời. Các yêu cầu chi trả, thanh toán của các đơn vị giao dịch được đảm bảo thực hiện nhanh chóng, chính xác. Giảm dần và tiến tới không giao dịch bằng tiền mặt tại cơ quan Kho bạc.
Tại địa bàn tỉnh Yên Bái-hiện nay công tác vận hành thanh toán song phương điện tử đã đi vào ổn định thông suốt, việc khai thác số liệu và báo cáo đáp ứng các yêu cầu của nhiệm vụ quản lý thu, chi quỹ NSNN. Tuy nhiên, theo Phó Giám đốc KBNN Yên Bái, Địch Thị Thuyết, đội ngũ CBCC Kho bạc Yên Bái cũng gặp không ít khó khăn khi từ bỏ thói quen làm việc cũ, thủ công sang mô hình thanh toán điện tử. Do vậy, lãnh đạo đơn vị đã đặt ra nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là tuyên truyền, động viên cán bộ; đồng thời để các đơn vị giao dịch hiểu về tiện ích của hệ thống thanh toán song phương điện tử, KBNN tỉnh đã công khai quy trình, thủ tục về nghiệp vụ này trên trang Web của UBND tỉnh, UBND các huyện. Lợi ích từ điện tử hóa công tác thanh toán được thể hiện rõ qua sự tiết kiệm thời gian và công sức cho cán bộ Kho bạc và khách hàng giao dịch. Đặc biệt, góp phần nâng cao khả năng thanh khoản của đơn vị Kho bạc, nhất là ở cấp huyện. Hiện, các đơn vị KBNN cấp huyện không còn phụ thuộc vào số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng và cơ chế điều hành vốn của KBNN cấp tỉnh như hiện nay. Vì vậy, khả năng thanh khoản của các đơn vị KBNN cấp huyện được nâng cao.
Thách thức
Thực tế cho thấy, hầu hết các đơn vị Kho bạc đều nghiêm túc, tuân thủ theo đúng quy trình kế toán thanh toán điện tử theo chỉ đạo của KBNN từ khâu tiếp nhận, lập chứng từ trên các phần mềm ứng dụng, chuyển hóa các chứng từ giấy sang chứng từ điện tử; thực hiện hạch toán, chạy các giao diện giữa các phần mềm ứng dụng đảm bảo các nghiệp vụ thanh toán được thực hiện theo đúng chế độ.
Nhưng theo Phó Giám đốc KBNN Phú Thọ, Vương Thị Bẩy, qua thực tế triển khai hệ thống thanh toán song phương điện tử với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng gặp một số vướng mắc như: Đường truyền kết nối giữa KBNN và các ngân hàng thương mại chưa thực sự ổn định dẫn đến thời gian quyết toán và đối chiếu số liệu giữa các bên còn chưa kịp thời Hệ thống chưa rà soát lại được hết mã số các ngân hàng hết hiệu lực hoặc trùng lắp dẫn đến khó khăn trong khâu hạch toán và phải phối hợp với bộ phận hỗ trợ tại KBNN để xử lý; Hệ thống còn hạn chế về số dòng nhập thông tin nên gây khó cho các đơn vị sử dụng NSNN khi lập chứng từ, đặc biệt đối với ngân sách xã, phường khi chuyển lương hàng tháng phải tách ra nhiều chứng từ...
Bên cạnh đó, quy trình của nghiệp vụ này cũng chặt chẽ hơn về thời gian chốt số liệu trong ngày phải tuân thủ tuyệt đối… Trong khi đó, thực tế thời gian truyền nhận, đối chiếu chứng từ với hệ thống ngân hàng cũng có những ngày chậm giờ do ảnh hưởng của đường truyền chậm hoặc lỗi.
Vấn đề đặt ra, cần nâng cấp đường truyền để tạo hiệu quả hơn trong khâu thanh toán, đối chiếu chứng từ… Ngoài ra, KBNN cần chính sách hỗ trợ, tuyên truyền tới CBCC trong hệ thống để họ thích nghi với những thách thức và ủng hộ xu hướng cải cách để xây dựng cho được hệ thống thanh toán tập trung hiện đại, hỗ trợ cho mục tiêu cải cách quản lý ngân quỹ nói riêng và cải cách tài chính công trong thời gian tới theo hướng: Công khai, minh bạch và phù hợp với thông lệ chung của thế giới.