【xếp hạng bóng đá fifa】Ngăn chặn nguy cơ tiền ảo gây mất ổn định xã hội

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-26 02:00:59 评论数:

Theănchặnnguycơtiềnảogacircymấtổnđịnhxatildehộxếp hạng bóng đá fifao phản ánh của các nhà đầu tư, Modern Tech kêu gọi mua đồng tiền ảo iFan và cam kết khi tham gia nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi nhuận thấp nhất 48%/tháng, cao nhất có thể lên tới 58%/tháng, thời gian hoàn vốn tối đa 4 tháng. Ngoài ra, nếu lôi kéo được người vào hệ thống sẽ được hưởng thêm 8%. Nếu đúng cam kết thì tiền lãi một tháng có thể bằng 7-8 năm gửi tiết kiệm. Nhờ chiêu đánh vào lòng tham của nhà đầu tư mà iFan đã dụ dỗ được hơn 32 ngàn nạn nhân cùng tham gia và huy động được hơn 15 ngàn tỷ đồng tiền vốn. Điều đáng nói, tất cả người chơi sau đó không hề được nhận bất cứ lợi nhuận thực tế nào. Mặc dù có giao dịch nhưng họ không nhận được bất cứ giấy tờ nào để chứng minh mình đã đầu tư mà chỉ hoàn toàn dựa vào tin nhắn.

Nhiều nạn nhân căng băng rôn trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, TP.HCM tố đường dây lừa đảo tiền ảo đa cấp - Nguồn: TTO

Xuất hiện từ năm 2009 và hiện một số nước trên thế giới đã thừa nhận, đưa đồng tiền ảo vào hệ thống giao dịch tài chính quốc gia, trong đó Đức là quốc gia đầu tiên, nhưng đồng tiền ảo vẫn còn khá lạ lẫm ở Việt Nam và cho đến thời điểm này tiền ảo vẫn chưa được thừa nhận. Dù bị nghiêm cấm giao dịch và các cơ quan chức năng vẫn thường xuyên cảnh báo nguy cơ, song tiền ảo vẫn đang len lỏi trong cuộc sống của chúng ta.

Tại Bình Phước, cho dù các giao dịch liên quan đến tiền ảo chưa có biểu hiện lộ liễu, nhưng không có gì để bảo đảm là không có. Một cán bộ ở Ngân hàng Nông nghiệp (giấu tên) đã trao đổi với chúng tôi rằng, thậm chí có người quen còn đến hỏi ý kiến có nên mở đại lý đầu tư vào tiền ảo hay không, vì lợi nhuận rất cao? Khi được trả lời Nhà nước nghiêm cấm mọi hoạt động liên quan đến tiền ảo, vì ở Việt Nam đó là tiền giả thì họ thôi không hỏi nữa. Người này cho rằng, những người thường được các đối tượng kinh doanh tiền ảo nhắm tới là người buôn bán và phần lớn là phụ nữ.

Mặc dù thời gian qua, dư luận và các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo về những rủi ro, nguy cơ cao từ việc kinh doanh tiền ảo, nhưng với những cám dỗ khó cưỡng về lợi nhuận, tiền ảo vẫn đang được nhiều người tìm đến. Việc có tới 32 ngàn người tại TP. Hồ Chí Minh đầu tư với số tiền lên đến 15 nghìn tỷ đồng đang đứng trước nguy cơ trắng tay do đầu tư vào tiền ảo đang thật sự là hồi chuông báo động về an ninh, trật tự xã hội. Dù đã có rất nhiều vụ việc liên quan đến giao dịch tiền ảo bị phanh phui và báo chí nhiều lần lên tiếng phản ánh, nhưng xem ra sự cảnh báo vẫn chưa đủ. Do không cưỡng nổi với mức lãi suất cao một cách bất thường, không ít người đã và đang tiếp tục lao vào đầu tư, kinh doanh các loại tiền ảo, bất chấp rủi ro. Thậm chí, ngay cả khi vụ vỡ đường dây tiền ảo iFan đa cấp nghìn tỷ này chưa kịp lắng xuống thì nhiều đồng tiền ảo khác vẫn được giao dịch nhộn nhịp trên sàn điện tử.

Một buổi giới thiệu đầu tư vào Bitcoin thu hút sự quan tâm của nhiều người - Nguồn: VOV

Trước những nguy cơ gây mất ổn định xã hội do đồng tiền ảo gây ra, ngày 11-4-2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg yêu cầu tăng cường quản lý các hoạt động liên quan tới Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự. Theo chỉ thị này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không được thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền ảo trái pháp luật; chỉ đạo các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tăng cường rà soát, báo cáo kịp thời các giao dịch đáng ngờ liên quan tới tiền ảo theo quy định của pháp luật. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Công an trong việc phát hiện, xử lý các hành vi sử dụng tiền ảo làm tiền tệ, phương tiện thanh toán trái pháp luật. Giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương và các bộ, ngành liên quan tăng cường điều tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật liên quan tới hoạt động huy động tài chính, kinh doanh theo phương thức đa cấp, lừa đảo trên mạng Internet thông qua tiền ảo, mạo danh đầu tư, kinh doanh tiền ảo để chiếm đoạt tài sản; Tăng cường điều tra và phối hợp với các bộ, ngành liên quan phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân có liên quan tới hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố thông qua tiền ảo, hoạt động phát hành, cung ứng, sử dụng tiền ảo làm tiền tệ, phương tiện thanh toán trái pháp luật. Bộ Công thương phối hợp với Bộ Công an phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động huy động tài chính, kinh doanh theo phương thức đa cấp, lừa đảo trên mạng Internet thông qua tiền ảo hoặc mạo danh đầu tư, kinh doanh tiền ảo để chiếm đoạt tài sản; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán trái pháp luật trên các Website, ứng dụng thương mại điện tử…

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 13-4-2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN về các biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan đến tiền ảo. Tại Chỉ thị này, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu siết chặt các giao dịch tiền ảo như: Không cung ứng các dịch vụ liên quan đến giao dịch tiền ảo. Theo đó, các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không được cung ứng dịch vụ thanh toán, thực hiện giao dịch thẻ, cấp tín dụng qua thẻ, chuyển đổi tiền tệ, thực hiện giao dịch thanh toán, chuyển tiền qua biên giới liên quan tới giao dịch tiền ảo cho khách hàng do có thể phát sinh rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố, gian lận, trốn thuế. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng khung pháp lý về quản lý, xử lý đối với các loại tiền ảo, tài sản ảo và đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng hệ thống ngân hàng, hệ thống thanh toán để mua bán, trao đổi tiền ảo, sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh toán trái luật.

Nguyên Thủy

最近更新