Với xung lực phục hồi tốt từ đáy ngày 3/2,ứngkhoántuầnChờcúhíchhỗtrợthịtrườngđural – rostov thị trường đã không điều chỉnh rõ rệt nghĩa là khả năng hấp thụ áp lực chốt lời ngắn hạn khá ổn.
Ngược lại, với 3 phiên tăng, 2 phiên giảm, mức tăng thì yếu, mức giảm thì mạnh và chung cuộc thấp hơn tuần trước. Do vậy, cũng không loại trừ khả năng tuần qua là một tuần phân phối cổ phiếu. Nhà đầu tư đã bán ra khéo léo trong suốt quá trình đi ngang, không làm ảnh hưởng nhiều tới xu hướng chung.
Đối với bức tranh giá cổ phiếu, trạng thái phân hóa cũng là yếu tố chủ đạo. Ví dụ nhóm Vn30 tuần qua vẫn có 16/30 cổ phiếu tăng giá. Toàn sàn HSX có khoảng 183/384 mã tăng giá. Nếu khắt khe hơn một chút về tiêu chí thanh khoản – chẳng hạn trung bình mỗi ngày phải giao dịch trên 1 tỷ đồng giá trị - thì HSX chỉ có 102/384 mã tăng. Luôn chỉ là số ít cổ phiếu đem lại lợi nhuận trong bối cảnh xu hướng thị trường không rõ ràng.
Dù sao thị trường vẫn đạt được hai trạng thái đủ tích cực: Thứ nhất là diễn biến xu hướng không quá xấu và thứ hai, vẫn có một số khá nhiều cổ phiếu đem lại lợi nhuận nếu nhà đầu tư có được lựa chọn thông minh và may mắn. Riêng đối với thị trường chung, xu hướng vẫn thường được đánh giá qua chỉ số VN-Index và rõ ràng mức điều chỉnh giảm hơn 3 điểm không phải vấn đề lớn.
Một yếu tố cũng đáng chú ý là sự dịch chuyển lợi nhuận đã không còn như tuần phục hồi đầu tiên kể từ đáy. Sau khi thị trường tăng lên quanh mốc 940 điểm, tuần qua lợi nhuận đã không còn dồn vào các cổ phiếu blue-chips lớn nữa, mà chuyển sang các mã nhỏ hơn. Chẳng hạn trong nhóm Vn30, ROS, SBT hay CTD đem lại lợi nhuận vượt 10% tuần qua nhưng đều là các cổ phiếu nhỏ nhất của rổ. Trong khi đó các mã hàng đầu vốn có thể kiến tạo xu hướng chung thì lại yếu: VIC giảm 3,8%, VCB giảm 0,8%, VNM giảm 3,3%, SAB giảm 0,8%, BID giảm 3,3%.
Nói cách khác, sự dịch chuyển lợi nhuận này chính là yếu tố củng cố cho quan điểm thị trường đang bị phân phối ngắn hạn, do lực bán dồn vào các blue-chips lớn và những mã có mức bật giá cao hai tuần qua. Xét cho cùng thì xu hướng thị trường luôn phải phụ thuộc vào các cổ phiếu dẫn dắt. Nếu không hình thành được xu hướng rõ ràng thì thị trường chỉ là dao động và trong bối cảnh đó, cổ phiếu tăng giảm phụ thuộc nhiều hơn vào “gu” đầu cơ tại một thời điểm.
Vậy tại sao diễn biến thị trường lại như vậy? Thực tế thị trường chưa hề có dấu hiệu nào là kết thúc một xu hướng giảm mạnh kéo dài xuống từ đầu tháng 11/2019 đến nay. VN-Index vẫn luôn thể hiện rõ ràng các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Kể cả khi thị trường phục hồi gần 40 điểm kể từ đáy đầu tháng 2 thì cũng vẫn chưa thoát khỏi tính chất của một nhịp đảo chiều tăng ngắn hạn trong xu thế giảm.
Sau sự hoảng loạn cao trào, tuần qua là tuần thị trường trở lại với thực tế: Rủi ro vẫn còn nguyên khi dịch bệnh chưa có dấu hiệu kết thúc. Các phân tích chi tiết về thiệt hại đối với nền kinh tế và kết quả kinh doanh trong quý I/2020 ngày càng rõ ràng hơn. Khi các con số về ca nhiễm mới, số người tử vong, thời gian đóng cửa sản xuất vẫn xuất hiện hàng ngày thì thị trường chưa có động lực nào để thay đổi trạng thái thận trọng.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 14/2 | Giá đóng cửa ngày 7/2 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 14/2 | Giá đóng cửa ngày 7/2 | Mức tăng (%) |
DTL | 9.1 | 12.2 | -25.41 | LSS | 5.79 | 4.41 | 31.29 |
DXV | 3 | 3.64 | -17.58 | YEG | 49.1 | 37.45 | 31.11 |
VTB | 12.9 | 15.2 | -15.13 | TNC | 14.6 | 11.9 | 22.69 |
CLG | 1.92 | 2.23 | -13.9 | ROS | 9.2 | 7.54 | 22.02 |
HOT | 44.05 | 50.9 | -13.46 | FTM | 2.24 | 1.84 | 21.74 |
MDG | 13.05 | 15.05 | -13.29 | TCR | 3.47 | 2.86 | 21.33 |
CEE | 14.05 | 15.9 | -11.64 | TVB | 18.5 | 15.6 | 18.59 |
LGL | 6 | 6.7 | -10.45 | SBT | 21.2 | 18 | 17.78 |
PNC | 11.3 | 12.5 | -9.6 | FIT | 9.41 | 7.99 | 17.77 |
VOS | 1.61 | 1.76 | -8.52 | GIL | 21.6 | 18.4 | 17.39 |
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 14/2 | Giá đóng cửa ngày 7/2 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 14/2 | Giá đóng cửa ngày 7/2 | Mức tăng (%) |
SGO | 0.2 | 0.3 | -33.33 | VE3 | 8.5 | 6.3 | 34.92 |
LM7 | 4.3 | 6.3 | -31.75 | KTS | 11.2 | 8.4 | 33.33 |
TKU | 12.2 | 16.3 | -25.15 | SLS | 55 | 41.6 | 32.21 |
PSC | 15.5 | 20.7 | -25.12 | TVC | 29 | 22 | 31.82 |
NRC | 7.2 | 9 | -20 | VCR | 11 | 8.4 | 30.95 |
NBW | 34.4 | 42.9 | -19.81 | DHP | 10.3 | 8 | 28.75 |
WSS | 2 | 2.4 | -16.67 | NHP | 0.5 | 0.4 | 25 |
L35 | 8.6 | 10.3 | -16.5 | NDF | 0.6 | 0.5 | 20 |
DC4 | 12 | 14.2 | -15.49 | MST | 6 | 5 | 20 |
TXM | 2.8 | 3.3 | -15.15 | DZM | 2.5 | 2.1 | 19.05 |
Một so sánh tương đối có thể cho thấy thị trường thận trọng là hợp lý: Trước khi có dịch bệnh bùng phát, VN-Index ở khoảng 960 điểm rồi tăng vọt lên 991 điểm ngay trước khi nghỉ tết. Hiện tại chỉ số đang ở khoảng 940 điểm. Như vậy mức chiết khấu trước và sau khi xuất hiện sự bùng phát của dịch Covid-19 thậm chí là không rõ ràng đối với thị trường. Nếu thị trường tiếp tục tăng cao hơn nữa thì chẳng mấy mà trở lại thời điểm chưa có dịch bệnh. Vậy phải chăng nhà đầu tư không cho rằng dịch bệnh sẽ ảnh hưởng xấu tới các yếu tố cơ bản của thị trường? Liệu đó có phải là điều lạc quan quá mức?
Nhà đầu tư hay dẫn câu châm ngôn rằng “thị trường luôn luôn đúng”, nhưng mỗi khi thị trường trái ý chủ quan thì lại hay tìm lý do để giải thích. Thực tế thị trường chỉ có thể thu hút được một lượng vốn nhất định ở từng thời điểm. Nhà đầu tư không đổ thêm tiền vào là có lý do cho quyết định đó.
Quy mô giao dịch tuần qua đã giảm so với tuần trước khoảng 18% tổng giá trị hay 22% giá trị khớp lệnh. Tiền không tăng thêm mà giá thì cao hơn tuần trước, chỉ riêng điều đó cũng cho thấy giữ được thế cân bằng như lúc này đã là thành công.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua | |||
Ngày | Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng) |
3.2.2020 | 4,943.3 | 535.9 | 490.7 |
4.2.2020 | 3,614.8 | 568.8 | 794.0 |
5.2.2020 | 3,352.9 | 604.2 | 776.5 |
6.2.2020 | 4,115.7 | 561.4 | 786.9 |
7.2.2020 | 3,446.7 | 503.1 | 547.8 |
10.2.2020 | 2,495.4 | 361.8 | 313.2 |
11.2.2020 | 2,994.7 | 407.5 | 447.1 |
12.2.2020 | 3,756.6 | 337.5 | 413.4 |
13.2.2020 | 2,872.0 | 292.2 | 312.1 |
14.2.2020 | 3,122.0 | 217.2 | 318.6 |
Trọng Nghĩa