【tỷ lệ trực tiếp bóng đá】Cơ hội tốt để giải bài toán về cải cách cơ cấu nguồn thu
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 05:22:38 评论数:
Bà Lê Thị Mai Liên,ơhộitốtđểgiảibàitoánvềcảicáchcơcấunguồtỷ lệ trực tiếp bóng đá Trưởng ban Chính sách tài chính công, Viện Chiến lược và chính sách tài chính, Bộ Tài chính:
Mục đích của dự thảo Luật khá rõ ràng
Thứ nhất, dự thảo luật nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước, các chính sách của Nhà nước về cơ cấu lại NSNN, đảm bảo tài chính an toàn, bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho DN.
Bà Lê Thị Mai Liên |
Trong đó, yêu cầu đặt ra đối với luật sửa đổi bổ sung một số điều 5 luật thuế là: Đảm bảo tăng trưởng nguồn thu trong trung và dài hạn, từ đó hoàn thiện hệ thống chính sách thuế, cơ cấu lại nguồn thu NSNN, thực hiện Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị về cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công nhằm đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn bền vững, đồng thời là để thực hiện Nghị quyết 25 của Quốc hội năm 2016 về kế hoạch tài chính ngân sách 5 năm quốc gia, Chiến lược Cải cách hệ thống thuế đến năm 2020.
Bên cạnh đó, việc sửa đổi các luật thuế còn nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN theo Nghị quyết số 35 của Chính phủ và Chỉ thị số 26 của Thủ tướng Chính phủ, trên tinh thần Chính phủ đồng hành cùng DN, tạo điều kiện cho DN phát triển.
Thứ hai, mục tiêu sửa đổi lần này chính là tạo sự đồng bộ và thống nhất trong hệ thống chính sách pháp luật, cũng như thống nhất với các luật mới được Quốc hội thông qua như Luật Hỗ trợ DNNVV, Luật Đầu tư, Luật Khoáng sản… Việc đảm bảo tính đồng bộ của các luật này nhằm khuyến khích, định hướng sản xuất và tiêu dùng, cũng như định hướng nguồn lực trong nền kinh tế.
Điểm thứ ba trong việc ban hành sửa đổi luật là để khắc phục những tồn tại, hạn chế của các chính sách thuế. Qua quá trình thực hiện, 5 luật thuế đã bộc lộ nhiều hạn chế, đòi hỏi phải có sửa đổi bổ sung, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN và người dân. Đồng thời cũng để xử lý những vấn đề mới phát sinh như: Hỗ trợ cho DN vừa và nhỏ, thực hiện các mục tiêu trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn, khoa học công nghệ và thúc đẩy xã hội hóa.
Mục đích cuối cùng là để phù hợp với mục tiêu, phù hợp với thông lệ quốc tế và hội nhập quốc tế, vì trong thời gian qua, trước bối cảnh ứng phó với khủng hoảng kinh tế, nhiều nước đã áp dụng chính sách giảm thuế thu nhập, tăng thuế tiêu dùng, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Năm vừa qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách miễn giảm thuế, hỗ trợ cho DN; trước tình hình đó, đòi hỏi phải cân đối lại cơ cấu NSNN.
TS. Vũ Đình Ánh, Chuyên gia kinh tế:
Đây là một cách thức làm luật rất phù hợp trong tiến trình hiện nay
Trước hết, tôi hoàn toàn tán thành với mục tiêu và căn cứ cơ sở để chúng ta soạn theo dự Luật sửa đổi 5 luật lần này. Tôi đánh giá, đây là một cách thức làm luật rất phù hợp trong tiến trình hiện nay, khi mà chúng ta không sửa từng luật thuế một như trước đây mà đã đưa vào tất cả các nội dung sửa đổi đó vào chung một dự luật sửa 5 luật.
Ông Vũ Đình Ánh |
Ngoài ra, tôi cũng nói thêm là hiện nay, chúng ta cũng đang bàn về sửa 1 luật nữa là Luật Thuế bảo vệ môi trường. Do đó, có thể nói trước hết đây là cách làm tôi cho rằng rất phù hợp.
Hiện nay, tổng quy mô thuế, phí hàng năm của chúng ta dao động ở mức khoảng 20- 25% GDP. Do đó, việc thay đổi các chính sách thuế sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế, toàn xã hội. Đó là lý do tại sao việc sửa đổi 5 luật thuế lần này nhận được sự quan tâm không chỉ của các cơ quan liên quan, mà là của toàn xã hội.
Cùng với đó, khi chúng ta lựa chọn các chính sách thuế để sửa đổi, thì có thể nói 5 sắc thuế này đóng vai trò trụ cột trong hệ thống thuế và phí. Và như vậy với việc điều chỉnh cùng một lúc, chúng ta sẽ giải được một bài toán rất quan trọng đó là việc cơ cấu lại các khoản thu NSNN, trong đó bao gồm việc cơ cấu lại các khoản thuế, phí liên quan trong cơ cấu tổng thu NSNN. Tôi có rằng đây là điểm rất tốt.
Bên cạnh đó, việc đề xuất sửa đổi 5 luật thuế lần này nhằm khắc phục những hạn chế đang tồn tại và thực hiện được các mục tiêu tiếp theo. Trong lần sửa đổi này, chúng ta đã đưa vào khá nhiều nội dung như mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tác động của các cam kết quốc tế tới sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là vấn đề về tổng thu NSNN cũng như cơ cấu thu NSNN nói chung và cơ cấu thu thuế phí nói riêng.
Một điểm nữa không thể bỏ qua gắn với phát triển kinh tế - xã hội là hướng tới cách thức điều chỉnh các hành vi và cách thức hoạch định các chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh của DN Việt Nam, điều chỉnh các hành vi tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư của các hộ gia đình, cá nhân.
Ông Đào Huy Giám, Tổng Thư ký Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam:
Đồng thuận, chia sẻ mục đích của dự luật nhưng cần bàn thêm
DN cũng như người dân đều mong có một hệ thống hành chính hoàn chỉnh, phục vụ thân thiện. Đây có thể là một dấu mốc trong việc phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giúp đỡ DN; đồng thời tạo ra nguồn thu để có công cụ thực hiện chính sách, trong bối cảnh thời gian qua Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách ưu tiên, giải pháp ưu tiên dành cho DN, cũng như có rất nhiều chính sách ưu tiên cho giáo dục đào tạo, công nghệ sáng tạo, khởi nghiệp, DN nhỏ và vừa.
Ông Đào Huy Giám |
Tuy nhiên trong quá trình xây dựng pháp luật, chúng ta nhận ra rằng, việc thay đổi các chính sách cần được áp dụng ổn định trong một thời gian dài hơn.
Trong bối cảnh chung, chúng ta đang hội nhập, giảm thuế nhập khẩu, tạo thuận lợi mở cửa thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài thì nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu giảm rõ rệt. Nguồn thu từ thuế thu nhập DN và thuế thu nhập cá nhân triển khai mới được một nửa chặng đường, cần nâng cao hiệu quả và điều chỉnh. Việc nghiên cứu điều chỉnh lần này nếu đạt được mong mỏi của DN và người dân thì chúng tôi rất hoan nghênh.
Về thuế giá trị gia tăng, DN và người dân có nhiều quan ngại, nhưng trong bối cảnh hiện tại, chúng ta cần đồng hành, chia sẻ cùng Chính phủ, khi được thông tin rõ ràng, minh bạch. Do vậy, tôi nghĩ rằng, về mục đích cần chia sẻ với nhau và về kỹ thuật thì cũng cần bàn với nhau./.
D.T (lược ghi)