【lịch bóng ngoại hạng】“Điểm nghẽn” của năng lượng tái tạo

时间:2025-01-25 18:35:05 来源:Empire777

diem nghen cua nang luong tai tao

Cơ chế hỗ trợ phát triển dự án điện gió tại Việt Nam đã có từ năm 2011 (Quyết định 37/2011/QĐ-TTg) nhưng đến nay mới có 160 MW điện gió nối lưới. Ảnh: ST.

Giá chưa hấp dẫn

Cuối tháng 11-2015,Điểmnghẽncủanănglượngtáitạlịch bóng ngoại hạng Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 2068/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo quyết định này, Chính phủ xác định 4 dạng năng lượng tái tạo chính Việt Nam có thể phát triển trong tương lai gồm: Thủy điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời, năng lượng sinh khối (biomass). Ông Phạm Trọng Thực, Vụ trưởng Vụ Năng lượng tái tạo - Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) cho biết, đây là những lĩnh vực Việt Nam đã có nghiên cứu, đánh giá, quy hoạch và đã trình Thủ tướng phê duyệt. Dạng năng lượng Việt Nam có tiềm năng này vừa đảm bảo an ninh năng lượng, vừa gia tăng sản lượng điện cho hệ thống điện quốc gia.

Tuy nhiên, đã 1 năm trôi qua kể từ khi Quyết định 2068 ra đời, việc phát triển nguồn năng lượng này vẫn còn ngổn ngang nhiều vấn đề. Ông Thực đã chỉ ra 4 thách thức khi phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam. Thứ nhất, giá FIT cho năng lượng tái tạo còn thấp, chưa hấp dẫn các nhà đầu tư. “Nhiều lần chúng tôi đã nói, điểm nghẽn giá thấp (năng lượng điện gió, mặt trời…) là rào cản phát triển năng lượng tái tạo. Ví dụ, cơ chế hỗ trợ phát triển dự án điện gió tại Việt Nam đã có từ năm 2011 (Quyết định 37/2011/QĐ-TTg) nhưng đến nay mới có 160 MW điện gió nối lưới”, ông Thực dẫn chứng. Tương tự, giá điện năng lượng mặt trời cũng vậy. Hay với nguồn năng lượng biomass, đã có giá FIT cho các dự án nhà máy đường là 5,8 cent/kW và 7,4-7,6 cent/kW với các dự án sử dụng rơm, rạ, chấu, gỗ, củi…; nhưng đã 1 năm nay, không có dự án nào về biomass ra đời. “Chứng tỏ giá chưa đủ hấp dẫn các nhà đầu tư”, ông Thực khẳng định. Chính vì thế, Bộ Công Thương hiện đang rà soát, điều chỉnh và trình Thủ tướng với hy vọng cuối năm 2016 Chính phủ sẽ phê duyệt giá điện mặt trời, giá điện gió để làm cơ sở phát triển nguồn năng lượng này.

Thứ hai, toàn bộ thiết bị, công nghệ cho năng lượng tái tạo phải NK với giá khá đắt.

Thứ ba, quỹ đất dành cho phát triển năng lượng tái tạo cũng là một khó khăn chưa giải quyết được. Địa phương cũng chưa có quy hoạch cụ thể cho năng lượng tái tạo nên khi phát triển điện gió, điện mặt trời khó khăn.

Thứ tư, nhận thức của cộng đồng về năng lượng tái tạo chưa cao.

Dần dần tháo gỡ

Những thách thức này đặt ra yêu cầu cần có sự hỗ trợ của Nhà nước để nguồn năng lượng tái có thể cạnh tranh sòng phẳng với nguồn năng lượng truyền thống (than, dầu, khí). Ông Thực cho biết, để giải quyết bài toán về giá, giảm áp lực tăng giá điện, trong thời gian tới Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu thành lập quỹ phát triển năng lượng tái tạo. Chưa có mô hình cụ thể về quỹ này, nhưng đại diện Bộ Công Thương thông tin, nguồn quỹ này sẽ lấy một phần từ ngân sách; chi phí môi trường mà các DN điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) đóng góp và các nguồn huy động khác.

Một biện pháp khác được một vị đại diện của Bộ Công Thương nêu ra là việc ban hành hợp đồng mua bán điện mẫu để các nhà đầu tư tư nhân cứ theo hợp đồng mua bán với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mà không cần thương thảo. Đây là một hình thức Chính phủ quan tâm để nhà đầu tư tư nhân tham gia phát triển thị trường năng lượng tái tạo. Theo đó, bất cứ dạng năng lượng tái tạo nào trong Quyết định 2068, EVN phải mua bằng hết, không phải qua thị trường điện như một số dạng năng lượng truyền thống. Với năng lượng tái tạo, chủ đầu tư có khả năng sản xuất được bao nhiêu, EVN phải mua bằng hết.

Ông Thực cho biết thêm, có một vấn đề thế giới đã làm nhiều nhưng ở Việt Nam chưa làm được là phải quy định những đơn vị, nhà đầu tư sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch thì phải có trách nhiệm xây dựng các dạng năng lượng tái tạo. Ví dụ, nhà đầu tư có 1.000 MW điện than thì đến 2020 phải có 30 MW về năng lượng tái tạo và tăng dần các năm. “Vì sao Bộ Công Thương đưa ra vấn đề này? Bởi vì, chúng tôi cho rằng, nếu chỉ khuyến khích thì không hiệu quả, bắt buộc phải có chế tài để nhà đầu tư sử dụng nhiên liệu hóa thạch phải chuyển hướng hoặc có trách nhiệm tham gia năng lượng tái tạo”, ông Thực nói và cho rằng đây cũng là biện pháp cần làm để phát triển năng lượng tái tạo.

Cũng đồng tình với quan điểm giải quyết vấn đề giá, song theo ông Ngô Đức Lâm - chuyên gia về lĩnh vực điện, việc xây dựng quỹ phát triển năng lượng tái tạo cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng về cách thức tổ chức, quản lý và mô hình vận hành. Bởi trên thực tế chúng ta đã hình thành một số quỹ nhưng không hiệu quả, ví dụ quỹ cho giá điện xây dựng theo Luật Điện lực nhưng không thực hiện, không rõ ai đóng, ai quản lý và hưởng lợi từ các quỹ này.

Ông Lâm cho rằng, cần thực hiện chính sách xã hội hóa để không ảnh hưởng đến ngân sách Nhà nước. "Cũng giống như vấn đề rau sạch ở Việt Nam, ai thích ăn thì mua, không bắt được. Ở Đức có phong trào, ai thích mua điện "sạch" thì mua, ai không có điều kiện thì mua điện "bẩn"- điện từ nhiệt điện than, dầu, khí. Từ phong trào đó sẽ thực hiện được vấn đề xã hội hóa, nhiều người mua nhiều điện sạch khiến nhiều nhà máy nhiệt điện than của Đức không bán được và tự từ bỏ", ông Lâm chia sẻ.

推荐内容