Nhiều tín hiệu vui Phát biểu tại Gala Tổng kết Chương trình "Nhận diện hàng Việt Nam - Tự hào hàng Việt Nam năm 2018",àngViệttừngbướcchinhphụctrởthànhniềmtựhàocủangườiViệtỷ lệ kèo nhà cá ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh rằng, chương trình đã hoàn thành tốt những mục tiêu đề ra và bước sang một giai đoạn phát triển mới với nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu kết nối, tạo ra một sự liên kết hữu cơ, bền vững trong cộng đồng doanh nghiệp nhằm phát triển sản phẩm hàng hóa Việt Nam, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của các sản phẩm Việt Nam. Đồng thời, chương trình đã góp phần hỗ trợ kết nối cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm các đối tác cung cấp các dịch vụ ngân hàng, hạ tầng, giải pháp công nghệ…phù hợp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm. “Từ chỗ vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, đến nay chúng ta đã có nhiều sản phẩm hàng hóa chinh phục được người tiêu dùng, trong đó nhiều sản phẩm đã trở thành niềm tự hào của người Việt Nam”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói. Cũng theo thống kê từ Bộ Công Thương, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã bước sang năm thứ 9 và hàng Việt đã có chỗ đứng nhất định trong các cơ sở phân phối tại hơn 9.000 điểm bình ổn thị trường và trên 90% hàng sản xuất trong nước. Cụ thể, như ở TP.HCM, đa số hệ thống phân phối lớn đều tham gia hưởng ứng tốt chương trình hành động của thành phố nhằm thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với tỷ lệ hàng Việt phân phối từ 65% - 95%. Còn các doanh nghiệp lớn như Co.opmart, Satra, Vissan… đã phát triển hệ thống phân phối của mình tới nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, với tỷ lệ hàng Việt luôn chiếm từ 90% - 95% trên các quầy kệ. Mặt khác, kết quả điều tra dư luận xã hội do Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương thực hiện cho thấy, có 92% người tiêu dùng được hỏi rất quan tâm tới cuộc vận động; 63% người tiêu dùng xác định khi mua hàng hóa sẽ ưu tiên dùng hàng Việt Nam; 54% người tiêu dùng khuyên người thân, bạn bè nên mua hàng Việt Nam. Người Việt Nam ngày càng ưa chuộng sản phẩm nội. Ảnh: Tạp chí Tài chính |