【m.bongdaplus.vn】Shinzo Abe với chính sách ngoại giao châu Á

  发布时间:2025-01-12 01:55:18   作者:玩站小弟   我要评论
Thủ tướng Shinzo Abe Trong hai năm qua, kể từ khi trở lại nắm quyền, Thủ tướng Abe đã đi thăm 50 nư m.bongdaplus.vn。

shinzo abe voi chinh sach ngoai giao chau a

Thủ tướng Shinzo Abe

Trong hai năm qua,ớichínhsáchngoạigiaochâuÁm.bongdaplus.vn kể từ khi trở lại nắm quyền, Thủ tướng Abe đã đi thăm 50 nước -một kỷ lục đối với một nhà lãnh đạo cấp cao Nhật Bản- nhằm thúc đẩy chính sách “ngoại giao hòa bình chủ động”. Tuy nhiên, hiện không rõ các sáng kiến ngoại giao của ông có mang lại kết quả và đóng góp thực sự vào việc giảm các căng thẳng tại Đông Á hay không, trong bối cảnh các mối quan hệ của Nhật Bản với các nước láng giềng cận kề vẫn còn căng thẳng.

Tháng trước, Tokyo và Bắc Kinh đã ra một tuyên bố theo đó, hai nước thỏa thuận thúc đẩy quan hệ chiến lược cùng có lợi, thiết lập một cơ chế quản lý khủng hoảng nhằm ngăn ngừa sự leo thang của các tình huống không lường trước và từng bước tái khởi động đối thoại về các vấn đề chính trị, ngoại giao và an ninh.

Tuyên bố cũng thừa nhận Nhật Bản và Trung Quốc có những quan điểm khác nhau về những căng thẳng gần đây liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau cuộc gặp giữa Thủ tướng Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Bắc Kinh, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã "dội một gáo nước lạnh" khi tuyên bố trước Hạ viện Nhật Bản rằng bản tuyên bố không có tính ràng buộc pháp lý và không phải là một cam kết quốc tế.

Hai tuần sau cuộc gặp Abe-Tập Cận Bình, ba tàu tuần dương của Trung Quốc đã xâm nhập hải phận của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Những diễn biến liên tiếp này gây ra nghi ngờ về ý nghĩa của cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước nhằm thúc đẩy quan hệ song phương tiến về phía trước. Đây là lý do Nhật Bản tăng cường hợp tác với các nước Đông Nam Á và kêu gọi thực hiện luật pháp quốc tế về tự do lưu thông hàng hải nhằm ngăn cản Trung Quốc có các hoạt động thiết lập sự bá quyền hàng hải ở Biển Đông.

Mối quan hệ của Nhật Bản với Hàn Quốc cũng đối mặt với nhiều khó khăn do các bất đồng liên quan đến vấn đề phụ nữ Triều Tiên bị cưỡng bức phục vụ tình dục cho quân đội Nhật Bản trong giai đoạn 1930-1940. Trong khi đó, triển vọng thúc đẩy mối quan hệ giữa Nhật Bản và nước láng giềng Triều Tiên trong tương lai cũng rất mờ nhạt.

Ông Abe đã cố gắng giải quyết vấn đề các công dân Nhật Bản bị tình báo Triều Tiên bắt cóc thông qua việc bãi bỏ một phần các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Bình Nhưỡng, đổi lấy việc Bình Nhưỡng hứa sẽ điều tra làm rõ số phận những người bị bắt cóc. Tuy nhiên, việc giải quyết hồ sơ này đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ.

Chương trình hạt nhân của Triều Tiên không thể được giải quyết nếu không có sự hợp tác giữa Nhật Bản và các thành viên khác trong vòng đàm phán sáu bên về hồ sơ này, trong đó có Trung Quốc và Nga. Việc tái dựng lòng tin với Trung Quốc và Hàn Quốc là cần thiết đối với Nhật Bản trong bối cảnh Tokyo đang cố gắng xử lý các vấn đề trong quan hệ với Triều Tiên. Khi đi thăm đền thờ Yasukuni hồi tháng 12-2013, ông Abe đã không chỉ làm dấy lên những chỉ trích mạnh mẽ từ phía Trung Quốc và Hàn Quốc, mà cả Mỹ cũng bất đồng.

Theo báo chí, các hành động mang tính xét lại lịch sử của ông Abe luôn khiến Bắc Kinh và Seoul bực tức và bị Washington coi là một tín hiệu tiêu cực và gây bất ổn. Các cử tri khi đi bỏ phiếu vào ngày 14-12 hẳn sẽ không quên xét đến các kết quả trong chính sách ngoại giao của chính quyền Abe để quyết định lá phiếu của họ.

相关文章

最新评论