【đội hình man city gặp nottingham forest】Làn sóng M&A thứ 2: Sẵn sàng cho sự bùng nổ
Cổ phần hóa DNNN là tâm “bão” M&A
| ||
Ông Đặng Xuân Minh, Tổng giám đốc Công ty AVM |
Nhận định về hoạt động M&A Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Báo Đầu tư, Trưởng ban tổ chức Diễn đàn M&A Việt Nam 2014 cho rằng, bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi, việc đẩy mạnh cải cách thể chế, khuôn khổ pháp lý tạo thuận lợi cho hoạt động M&A với việc hàng loạt văn bản luật quan trọng liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh như Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật DN (sửa đổi), Luật Chứng khoán (sửa đổi)… được ban hành, sẽ là cơ sở tạo tiền đề cho làn sóng M&A thứ 2 tại Việt Nam (giai đoạn 2014-2018).
“Đây cũng là giai đoạn tiến trình cổ phần hóa (CPH) DNNN diễn ra mạnh mẽ chưa từng có, với việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án CPH 432 DNNN đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua trong 2 năm tới. Các cuộc IPO của nhiều DNNN quy mô lớn như Vietnam Airlines, các DN ngành giao thông - vận tải… dự kiến sẽ là nguồn hàng quan trọng cho các thương vụ M&A và lựa chọn đối tác chiến lược lớn”, ông Tuấn cho hay.
Đồng quan điểm, ông Masataka Yoshida, Giám đốc điều hành Công ty Recof, DN chuyên về tư vấn M&A của Nhật Bản, cũng cho rằng làn sóng M&A thứ hai của Việt Nam sẽ được hậu thuẫn chính bởi quá trình CPH DNNN. Đây là một trong những kênh quan trọng tạo nguồn hàng khả thi cho những vụ M&A thành công sẽ diễn ra trong làn sóng M&A thứ hai tới đây.
Chứng minh cho điều này, ông Đặng Xuân Minh, Tổng giám đốc Công ty AVM Vietnam (DN chuyên cung cấp các dịch vụ chuyên sâu về hỗ trợ đầu tư và kinh doanh như M&A, tư vấn kinh doanh... cho các DN), cho biết: Nhiều DNNN quy mô lớn đang trong quá trình tìm kiếm và đàm phán với nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và đây là giai đoạn chờ đợi chuẩn bị cho các thương vụ mua bán, sáp nhập đình đám dự kiến sẽ diễn ra trong làn sóng thứ hai, với tổng giá trị ước tính lên tới 20 tỷ USD. Trong số này sẽ bao gồm các thương vụ bán vốn lớn của Nhà nước, như bán 25% cổ phần PVGas (với giá trị vốn hóa 9,3 tỷ USD), ước thu về hơn 2 tỷ USD; 25% cổ phần MobiFone (được định giá khoảng 3,4 tỷ USD) thu về khoảng 850 triệu USD...
Tài chính-ngân hàng tiếp tục là một xu hướng
Theo thống kê của Công ty AVM Việt Nam, thị trường M&A Việt Nam năm 2013 có 478 thương vụ M&A trong nước thành công (nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần DN Việt Nam, nhà đầu tư trong nước mua cổ phần lẫn nhau) và 6 thương vụ DN Việt Nam mua cổ phần của DN nước ngoài. |
Theo bà Nguyễn Thị Hòa, Phó chánh Thanh tra, Cơ quan Thanh tra, giám sát NH, NHNN, đến thời điểm này, NHNN đã thu hồi giấy phép 5 NH cổ phần và 2 công ty cho thuê tài chính thông qua M&A. NHNN cũng vừa chấp thuận cho NH Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) mua lại Công ty tài chính Than - Khoáng sản; chấp thuận về chủ trương cho một NHTM sáp nhập với một NHTM khác, một NHTM mua lại một công ty tài chính.
“Hiện nhiều NH và công ty tài chính cũng đang trong quá trình đàm phán để đưa ra quyết định cuối cùng cho giao dịch M&A. Các giao dịch đã chấp thuận về chủ trương dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2014. Có thể khẳng định, M&A là một giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) khá hiệu quả, cả với TCTD yếu kém cũng như TCTD hoạt động bình thường. Hiện NHNN có những cơ chế để hỗ trợ TCTD thực hiện M&A”, bà Nguyễn Thị Hòa khẳng định.
Cũng trong làn sóng M&A lần thứ 2 này, theo đánh giá, sự trỗi dậy của các công ty tư nhân cùng với sự quan tâm của dòng vốn ngoại đối với các cơ hội đầu tư và M&A tại Việt Nam cũng là nhân tố góp phần tạo nên làn sóng M&A mới. Trong đó, Nhật Bản được coi là quốc gia có đầu tư lớn nhất vào M&A tại Việt Nam. “Đang có một làn sóng M&A từ các nhà đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam. Có cơ sở để tin rằng Nhật Bản sẽ là nước có hoạt động M&A vào Việt Nam nhiều nhất”, ông Nguyễn Anh Tuấn nhận định.
Về điều này, ông Masataka Yoshida cho biết, với Nhật Bản, hiện Việt Nam đang là thị trường M&A đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, sau Thái Lan. Năm 2011, Nhật Bản có 18 thương vụ M&A tại Việt Nam, năm 2012 là 17 thương vụ và có 20 thương vụ năm 2013. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2014, số lượng các thương vụ M&A thành công đang tăng chậm lại, khi chỉ có 4 thương vụ được công bố. “Sự cải cách của Chính phủ tới đây sẽ cung cấp nhiều cơ hội cho những nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu tư Nhật Bản tại nhiều lĩnh vực, có thể phát triển kết nối với các công ty Nhà nước hoặc thậm chí là thâu tóm các công ty này”, ông Masataka Yoshida cho hay.
Như vậy, yếu tố thuận lợi cho sự bùng nổ của hoạt động M&A đã rõ, song bên cạnh đó còn nhiều khó khăn, như: Việc tiếp cận thủ tục pháp lý ở Việt Nam, sự chuyên nghiệp và minh bạch hệ thống sổ sách..., trong đó quá trình cổ phần hóa DNNN đang được đánh giá là khá chậm cũng có thể là trở ngại cho hoạt động M&A tại Việt Nam thời gian tới. Vì vậy, cần sự nỗ lực của các DN cũng như các cơ quan quản lý nhằm thúc đẩy quá trình CPH DNNN, qua đó tạo cú hích cho M&A phát triển.
相关推荐
- Mời chuyên gia quốc tế tham vấn phương án làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
- Singapore: Thắt chặt kiểm soát khí thải xe cũ
- Ngắm Mazda CX
- Bí quyết kéo dài tuổi thọ bình ắc quy xe hơi
- Quy định mới về mức hưởng bảo hiểm y tế
- Những siêu xe thiết kế xấu cũng là cái tội
- Những mẫu xe thể thao 'bình dân' có giá xe dưới 1 tỷ đồng
- Xe bán tải tháng 3/2021: Ford Ranger chiếm gần 75% tổng doanh số