Với bản chất của người lính Cụ Hồ,ươngthươngbinhvượđội hình đội tuyển bóng đá quốc gia argentina gặp đội tuyển bóng đá quốc gia úc thương binh hạng 2/4 Hồ Văn Đô, ở ấp Thạnh An, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, đã vượt khó vươn lên bằng chính nghị lực của mình. Mặc dù mang thương tật trên người, nhưng ông Đô vẫn luôn miệt mài lao động. Sinh ra tại một vùng quê nghèo ở xã Hỏa Tiến, năm 1971 nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, người thanh niên mới 15 tuổi này đã lên đường nhập ngũ. Năm 1973, ông bị thương mất cánh tay phải và bị thương ở chân. Tuy bị thương, nhưng khi sức khỏe hồi phục ông vẫn tiếp tục phục vụ cách mạng đến ngày thống nhất đất nước. Trở về quê hương khi chiến tranh kết thúc với hành trang chỉ là một chiếc ba lô và thân thể không lành lặn, nhưng bằng nghị lực vượt khó, ông Đô đã tích cực lao động, sản xuất từ cải tạo đất để trồng khóm, sau đó chuyển sang trồng lúa, trồng dưa hấu… Bằng nghị lực và ý chí, ông đã vượt qua mọi khó khăn ban đầu để vươn lên cải thiện cuộc sống gia đình. Ông Đô nhớ lại, năm 1977 ông lập gia đình cùng bà Nguyễn Thị Lệ, sau đó 3 người con lần lượt ra đời. Vào thời điểm đó, cuộc sống vô cùng túng thiếu, các con còn nhỏ, lại thêm những vết thương chiến tranh không ngừng hành hạ ông. Những mảnh đạn trong cơ thể thường xuyên tái phát đau đớn như muốn đánh gục cuộc sống hiện tại, khiến ông gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt cũng như trong cuộc sống... Thế nhưng, với tâm huyết và tinh thần của người lính Cụ Hồ, ông Đô đã không đầu hàng số phận, tiếp tục chiến đấu để cải thiện cuộc sống gia đình trên mảnh đất hoang sơ còn nhiều khó khăn. “Với người lành lặn làm ăn đã khó, còn bản thân tôi chỉ còn một cánh tay, sức khỏe yếu, do đó lại càng khó hơn gấp bội. Thế nhưng là người lính Cụ Hồ từng vào sinh ra tử nơi chiến trường, tuy bị thương tật và mang trong mình di chứng chiến tranh, nhưng tôi luôn cảm thấy mình còn may mắn hơn bao đồng đội đã ngã xuống, chính điều đó càng thôi thúc tôi phải cố gắng làm nhiều hơn nữa để cùng vợ chăm lo cuộc sống cho gia đình”, ông Đô chia sẻ. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Thương binh tàn nhưng không phế”, đã nhiều năm nay, ngày nào ông Đô cũng miệt mài chăm sóc mảnh vườn, thửa ruộng của gia đình. Không những thế, ông Đô còn là người chồng, người cha mẫu mực trong gia đình. Hiện nay, 3 người con của ông đều trưởng thành và có cuộc sống ổn định. Ngoài ra, với đồng đội, ông Đô luôn tích cực tham gia các hoạt động phong trào của chi hội, Hội Cựu chiến binh xã, tích cực giúp đỡ những hội viên có hoàn cảnh khó khăn cùng vươn lên trong cuộc sống. Hiện nay, những khi trái gió trở trời, vết thương trên người ông lại đau nhức, thậm chí có lúc không thể nhấc chân đi được, nhưng người thương binh hạng 2/4 này không cho tay chân nghỉ ngơi mà vẫn miệt mài làm việc. Chính bản tính chịu thương, chịu khó ấy đã giúp gia đình ông thu về khoảng 50 triệu đồng mỗi năm. Nhìn chung, với những kết quả đạt được trong lao động đã giúp ông quên đi nỗi đau còn để lại trên người. Sau bao năm vất vả, nỗ lực phấn đấu, khắc phục trở ngại, giờ đây ông đã có một gia đình hạnh phúc và cuộc sống khấm khá. Đây chính là minh chứng cho nghị lực của người thương binh vượt khó này. Nhận xét về ông Đô, ông Nguyễn Thanh Đoàn, Phó Chủ tịch UBND xã Hỏa Tiến, cho rằng: “Mặc dù mang thương tật trên người, nhưng ông Đô vẫn cố gắng lao động không khác gì người lành lặn. Nghị lực vượt khó vươn lên của ông Đô rất đáng trân trọng. Ông đã nêu cao tinh thần “thương binh tàn nhưng không phế”, là tấm gương sáng để nhiều người học tập và làm theo”. Bài, ảnh: BÍCH CHÂU |